DỊCH TRANG NÀY

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao

 
Xem phim




Nhà “Bá Kiến”- ngôi nhà đã tồn tại hơn một thế kỷ qua đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam mua lại.

Đề thi khối D – 2008: Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945
- Nam Cao từ bỏ quan đim “nghệ thut vị ngh thut”, tìm đến con đưng “ngh thuật vị nhân sinh”, phê phán thứ nghệ thut xa rời thực tế, đòi hi nghệ thut phải bám sát cuộc đời (Nghệ thuật không cn phi ánh tng lừa dối, không nên là ánh trăng la dối, ngh thuật có thể ch là tiếng đau kh kia thoát ra t những kiếp lm than).
- Nhà văn chân chính phi đôi mắt của tình thương, tác phẩm thực sự giá trị phi có nội dung nhân đo (ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự ng bình..., làm cho người gần người hơn).
- Đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng to, không chp nhn s rp khuôn d dãi (văn chương ch
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi... sáng tạo những chưa ).
- Ngưi cm bút phi ơng m; viết cẩu th chng những bất lương mà còn “đê tin”.
---------------------------------------------------------
Đề thi khối D – 2004: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo(truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đếnkhi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm và bi kịch của nhân vật:
a. Nam Cao: Là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng táctrước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo.
Bao trùm là nỗi đau đớn dai dẳng trước tình trạng nhân cách con người bị huỷ hoại. Khuynh hướng hiện thực đào sâu vào thế giới tâm lí.
b. Truyện ngắn Chí Phèo: Kiệt tác của Nam Cao. Thuộc đề tài người nông dân nghèo. Là kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật Nam Cao. Tác phẩm viết về tấn bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch tiếp nối.Trước hết, là bi kịch tha hoá: từ một người lương thiện bị biến thành kẻ bấtlương, thậm chí thành quỉ dữ; tiếp nối là bi kịch bị từ chối quyền làm người.
Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai.
2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo:
a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu, sau đó mới tỉnh ngộ. Tỉnh rượu: những cảm nhận về không gian (căn lều của mình), về cuộc sống xung quanh (những âm thanh hằng ngày của cuộc sống) và về tình trạng thê thảm của bản thân (giànua, cô độc, trắng tay). Tỉnh ngộ: Được Thị Nở chăm sóc thì cảm động trước tìnhngười. Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế. Chúý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc. Cần thấy đó là những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về.
b. Sau đó là niềm hi vọng. Ước mơ lương thiện trở về. Thèm lương thiện. Đặt hi vọng lớn vào Thị Nở. Hình dung về tương lai sống cùng Thị Nở. Ngỏ lời với Thị Nở. Trông đợi Thị Nở về xin phép bà cô. Cần thấy khát khao lương thiện và hi vọng này là biểu hiện mạnh mẽ nhất của nhân tính trong Chí Phèo.
c. Tiếp đó là những thất vọng và đau đớn. Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo.
Thị Nở từ chối. Chí chạy theo nắm lấy tay Thị Nở như là nỗ lực cuối cùng để níu Thị lại với mình. Thị đẩy Chí ngã, tỏ sự cắt đứt dứt khoát. Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở.
d. Cuối cùng là trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng. Chí về nhà uống rượu (chi tiết: càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc rưng rức (chi tiết hơi cháo hành), đó là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo. Đau đớn cùng cực thì xách dao đi (chi tiết miệng vẫn nói đâm chết "nó" chân lại đi đến nhà Bá Kiến). Dõng dạc đòi lương thiện. Thấy rõ tình thế đầy bi kịch của mình là "không thể còn lươngthiện được nữa". Giết Bá Kiến. Tự sát. Cần làm rõ tính chất bế tắc và các chi tiết dự báo về sự tiếp diễn của tấn bi kịch này
3. Kết luận chung:
Đó là bi kịch của con người "sinh ra là người mà không được làm người". Thể hiện sựcảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy
Lưu ý
- Tâm trạng Chí Phèo diễn biến khá phức tạp, thí sinh có thể làm theo một trong hai cách chính: một là, dựa theo mạch truyện để phân tích; hai là, khái quátthành những trạng thái nổi bật của tâm trạng rồi phân tích. Song phải làm rõnhững diễn biến chính của tâm trạng nhân vật Chí Phèo.
- Thí sinh không nhất thiết phải nêu khái niệm "bi kịch", không nhất thiết phảiphân tích khía cạnh nghệ thuật. Nhưng thí sinh nào có trình bày và tỏ ra nắmđược khái niệm "bi kịch" trong khi phân tích, hoặc thí sinh nào có ý thức phântích cả khíacạnh nghệ thuật nữa thì được đánh giá cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.