DỊCH TRANG NÀY

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Chiếc thuyền ngoài xa (trích) - Nguyễn Minh Châu

Đề khối C – 2006: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó.
1. Giới thiệu chung:
- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
2. Phân tích tình huống truyện
a. Tình huống truyện
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
b. Các nhân vật với tình huống
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình.
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
c.Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
3. Kết luận:
- Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một  tình huống nhận thức.
- Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
                                     ----------------------------------------------------------
Đề khối D – ĐH 2009: Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân sinh.
- Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau. Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về thân phận con người.
2. Phân tích:
a. Giới thiệu tình huống truyện: Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống. Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cận được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống - đó là cảnh bạo hành tron gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia
b. Khía cạnh nghịch lí của tình huống:
- Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối; người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt...
- Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó; người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ; con đánh bố...
c. Khía cạnh nhận thức của tình huống: Thể hiện qua những phát hiện về đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.
- Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (qua nhân vật Phùng):
+ Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong con thuyền).
+ Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình).
+ Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
- Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (qua nhân vật Đẩu):
+ Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp (ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc phức tạp hơn nhiều).
+ Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.
3. Ý nghĩa tình huống:
- Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả (mâu thuẫn giữa nghệ thuật giản đơn và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống, thân phận và bản chất con người...)
- Nhờ tình huống truyện độc đáo, tác phẩm có sức hấp dẫn (kịch tính trong hành động và diễn biến mạch truyện, chiều sâu tâm lí...).
                                ------------------------------------------------------
Đề khối C – ĐH 2009: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
2. Về nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
3. Về nhân vật người đàn bà hàng chài
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biêủ
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
4. Về sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...

Rừng xà nu (trích) - Nguyễn Trung Thành

Rừng xà nu (trích) - Nguyễn Trung Thành

Cây xà nu
145219rung_xa_nu.jpg



Đề khối D – 2006: Phân tích hình tượng cây nu trong truyện ngn Rừng xà nu ca Nguyn Trung Thành. Nhn xét ngắn gn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu ca nhà văn
1. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) gắn với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con ngưi nơi này.
- Truyện ngắn Rừng nu ra đời năm 1965, khi đế quốc bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
- Cây xà nu là một hình tưng nổi bật và xuyên suốt tác phm.
2. Phân tích hình tưng cây xà nu
a. Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên
- Cây nu hiện lên trong tác phẩm trưc hết n một loài cây đặc thù, tiêu biểu ca miền đất Tây Nguyên. Qua hình ng cây nu, nhà văn đã tạo dựng đưc một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.
- Cây nu gần gũi với đời sống ca ngưi dân Man, chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra vi họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trưng kì.
b. Cây nu tưng trưng cho phẩm chất và số phận con ngưi Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng
        - Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát, đau thương vô bờ mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt.
- Sự tồn tại k diệu ca rừng nu qua những hành động hy diệt, tàn p thể hiện sự bất khuất, kiên ng, sự vươn lên mạnh m của con ngưi Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đu một mất một còn với kẻ thù.
- Đc tính “ham ánh sáng” của cây nu tưng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưng Cách mạng của ngưi dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.
- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối ca nhiều thế hệ ngưi dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.
3. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu
- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh một số cây.
- Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưi ánh nắng...
- Miêu tả cây nu trong sự so sánh, đối chiếu thưng xuyên với con ngưi. Các hình thức nhân hóa, n dụ, tưng trưng đều đưc vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy ng sâu xa về con ngưi, về đi sống.
- Giọng văn đầy biểu cm với những cụm từ được lặp đi lp lại gây cm ng đoạn văn giống như một đoạn thơ trữ tình.
4. Kết luận:
- Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tưng cây nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con ngưi Tây Nguyên.
- Trong ngh thuật miêu tả cây nu, chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần nhuyễn, thể hiện một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình, vừa giàu sức khái quát ca Nguyễn Trung Thành.

Vợ nhặt (trích ) - Kim Lân

Vợ nhặt (trích ) - Kim Lân

Khung cảnh nạn đói năm Ất dậu - 1945:
nạn


Đề khối D – 2009: Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945
- Tiền thân của Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
2. Ý nghĩa nhan đề:
- Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng.
- Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
----------------------------------------------------------------------
Đề Khối C – 2002: Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) 
1. Giới thiệu ngắn về tác giả, tác phẩm:
- Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
- Vợ nhặt có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống "nhặt vợ" ngồ ngộ mà đầy thương tâm, tác giả đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao của họ.
2. Giải thích khái niệm:
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của nó.
3. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính:
a) Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta (điểm qua các chi tiết miêu tả xóm ngụ cư trong nạn đói: những xác người còng queo, tiếngquạ gào thê thiết,tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ, những nỗi lo âu...).
b) Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. Cần làm rõ:
- Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái "tặc lưỡi" có phần liều lĩnh, cảm giác mới mẻ "mơn man khắp da thịt", những sắc thái khác nhau của tiếng cười, sự "tiêu hoang" (mua hai hào dầu thắp), cảm giác êm ái lửng lơ sau đêm tân hôn...).
- ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật "vợ nhặt" (chấp nhận "theo không" Tràng, bỏ qua ý thức về danh dự).
- ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật (bà cụ Tứ bàn về việc đan phên ngăn phòng, việc nuôi gà; mẹ chồng, nàng dâu thu dọn cửa nhà quang quẻ...).
- Niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật (hình ảnh lá cờ đỏ vấn vương trong tâm trí Tràng...).
c) Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người. Cần làm rõ:
- Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng: sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo (đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con, cùng chị đánh một bữa thật no nê), tình nghĩa và thái độ trách nhiệm...
- Sự biến đổi của người "vợ nhặt" sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, sự ý tứ trong cách cư xử...
- Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềmvui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm....
4. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước cách mạng. 
--------------------------------------------------------------
Đề Khối D – 2005: phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của các nhân vật Tràng, thị, bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân 
--------------------------------------------------------------
Đề khối C – ĐH 2009: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). (xem đáp án ở bài Chiếc thuyền ngoài xa)

Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

Đề Khối C – 2006: Trong bài Cm nghĩ về truyện "Vợ chng A Ph", Tô Hoài viết: "Nhưng điu k diu dẫu trong cùng cc đến thế mi thế lc ca ti ác cũng không giết đưc sc sng con ngưi. Lay lắt đói khổ, nhc nhã, Mị vẫn sng, âm thầm, tim tàng, mãnh liệt."
(Tác phm văn hc 1930 - 1975, Tập hai, NXB Khoa hc Xã hội, 1990, tr.71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngn V chồng A Ph (đon trích được hc) ca Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
1. Gii thiệu tác phẩm, nhân vật (0,5 điểm)
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) kết quả một chuyến đi thực tế Tây Bắc của Hoài. Truyện kể về cuộc đời Mị A Phủ Hồng Ngài vi những ngày đen tối và những ngày tươi sáng, đy hy vọng.
- Nhân vt Mị đưc tác giả tập trung khắc ha với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, t lên kiếp sống đy đau khổ, tủi nhục, ng ti cuc sống mới tốt lành. Các ý chính trong nhận xét của Hoài: nêu cuộc sống cực nhục của ngưi dân nghèo miền núi; đề cao bản chất tt đẹp và khẳng định sức sống bất dit của con ngưi.
2. Con ngưi tốt đp bị đày đọa (1,5 điểm)
a. Mị có phm chất tốt đẹp
- Mị một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời. Cô không những chăm chỉ làm ăn mà còn yêu tự do, ý thức đưc quyền sống ca mình.
- Phẩm chất tốt đẹp nht của M giàu lòng vị tha, đức hy sinh: Mị thà chết còn hơn sống khổ nhục, nhưng rồi Mị chấp nhận sống khổ nhục còn hơn bất hiếu, còn hơn thy cha mình già yếu vẫn phải chu bao nhc nhã, khổ đau.
b. Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần
- Mang danh con dâu thống lý, v của con quan nhưng Mị li bị đi xử như mt lệ. Mị nhà chồng mà như đa ngục với công vic triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thưng xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một nhân trong căn buồng chật hẹp, tối m.
- Trong cuộc sống hãm, Mị cùng buồn ti, uất ức. Muốn sống ng chẳng được sống cho ra ngưi, muốn chết cũng không xong, ng như Mị bắt đầu chp nhận thân phận khốn khổ, sống như cái bóng, như "con rùa nuôi trong xó ca".
3. Sức sống tim tàng, mnh mẽ (2,5 điểm)
a.Tâm trạng, hành động của Mị trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài
- Bên trong hình ảnh "con rùa nuôi trong xó cửa" vẫn đang còn một con ngưi khát khao tự do, khát khao hạnh phúc. Gió rét d dội cũng không ngăn đưc sức xuân ơi trẻ trong thiên nhiên con người, tt cả đánh thức tâm hồn M. M uống u để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với nim say mê yêu đời của tuổi trẻ. Trong khi đó tiếng sáo (biểu tưng của tình yêu khát vọng t do) từ chỗ hiện tưng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư M.
- Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. M chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưng tưng hành đng như một ngưi tự do, Mị vùng bưc đi.
b. Tâm trạng, hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà Pá Tra
- Mới đầu thấy A Phủ bị trói, M vẫn thản nhiên. Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt trên má A Phủ. Nhớ lại cảnh ngộ ca mình trong đêm mùa xuân năm tc, Mị đồng cảm, tơng xót cho A Phủ. Phân tích nét tâm lý: Mị thấy cái chết sắp tới vi A Phủ oan ức, phi lý; M không sợ hình phạt của Tra; ý thức căm thù lòng nhân ái giúp M thắng nỗi sợ hãi, biến Mị thành con ngưi dũng cảm trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ.
- Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng trong lòng. Nhưng ri khát vọng sống trỗi dậy tht mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, đến với tự do
4. Khái quát (0,5 điểm)
- Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật pn tích tâm tinh tế, Hoài đã xây dựng thành công nhân vật M.
- Cuộc đi đau khổ, tủi nhục ca Mị ý nghĩa tiêu biu cho kiếp sống khốn khổ ca ngưi dân miền núi dưi ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân.
- Nhưng áp bức, đấu tranh; nhân vật Mị chính điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức ơn lên mạnh m của con ngưi từ trong hoàn cảnh tăm tối ng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
--------------------------------------
Khối D – 2008: Ph©n tÝch t©m tr¹ng vµ hµnh ®éng cña nh©n vËt MÞ trong ®ªm cøu A Phñ (Vî chång A Phñ – T« Hoµi).
1. Gii thiệu vài nét v tác gi và tác phẩm
- Hoài nhà văn nổi tiếng trên văn đàn t trưc năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt đng lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có mt số thành tu quan trọng trong ng tác văn học, nht v đề tài miền núi.
- Truyện Vợ chồng A Ph in trong tp Truyện y Bắc, kết quả ca chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bc (1952), đánh dấu độ chín ca phong cách nghệ thut Hoài. Tác phẩm viết v cuộc sống tăm tối khát vọng sống mãnh lit của ngưi dân miền núi i ách thống tr ca thc dân phong kiến. Mị là nhân vật chính, là linh hn của tác phm.
2. Tâm trng hành đng của nhân vật M trong đêm cứu A Phủ
- Từ cảm đến đồng cm: những đêm trưc nhìn thấy cnh A Ph bị trói đứng Mị hoàn toàn dửng ng, cm. Đêm ấy, dòng c mt của A Phủ đã đánh thức làm hi sinh ng thương ngưi trong Mị (gợi cho M nhớ về quá kh đau đn của nh, Mị thấy tơng xót cho ngưi cùng cnh ngộ).
- Nhận ra sự độc ác và bt công: từ cnh ngộ ca mình những ni đàn b hành hạ ngày trưc, đến cảnh đau đớn và bt lực của A Phủ trưc mt, Mị nhn thy chúng nó thật đc ác, thấy người kia vic phải chết.
- Hành động cứu ngưi: Mị nhớ li đời mình, li ởng tưng cnh A Phủ tự trốn thoát. Ng thế M... cũng không thấy sợ. Tình tơng lòng căm t đã giúp Mị sức mnh đ quyết đnh cứu ngưi và liu mình cắt y trói cứu A Phủ.
- Tự gii thoát cuộc đời mình: đi mt với hiểm nguy M cũng hốt hoảng...; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chy theo A Ph.
3. Ý nghĩa của vic miêu t tâm trạng hành đng của M
- To tình huống truyện độc đáo, hấp dn; ch miêu t din biến tâm nhân vt tài tình, hợp  đã to nên s thay đổi s phận nhân vt một cách thuyết phc.
- Thể hiện giá tr nhân đo: phát hin miêu tả sức sng mãnh lit, khát vng t do
của ngưi lao động bị áp bức trong hội cũ.