DỊCH TRANG NÀY

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Người làm giáo dục thấy buồn về chuyện giáo dục nước nhà



       Cả guồng máy của Ngành Giáo dục Việt Nam đang chạy theo thành tích. Chống bệnh thành tích chỉ là "phong trào" để che đậy bệnh thành tích bên trong. Thực tế, chúng ta đong-đo-đếm lượng chứ chưa quan tâm đến chất của giáo dục!
   Ai đó nhìn vào việc học sinh chúng ta đạt giải  quốc tế nọ quốc tế kia để khẳng định nền giáo dục chúng ta tiến bộ là sai lầm. Học sinh đạt giải như thế được chăm sóc đặc biệt theo cách dạy và cách học, nội dung hoàn toàn khác so với nội dung đang được áp dụng đại trà. 
   Nói vậy bởi lẽ:
     1. Với việc giáo dục phổ thông, Bộ ép các Sở, Sở ép các trường, Hiệu trưởng ép giáo viên duy trì số lượng học sinh, vận động học sinh đến lớp; Cuối năm, ta chăm chú báo cáo bao nhiêu phần trăm em đang độ tuổi đã ra lớp - đến trường, phổ cập được bao nhiêu phần trăm…nhưng chúng ta không quan tâm (hoặc bỏ qua) việc nhiều em học sinh đến trường chỉ cho vui (khẩu hiệu của ngành: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mà cũng đến cho vui thật - phổ cập mà!), do bố mẹ bắt đi, hoặc chỉ cần học xong lớp 12 để có cái bằng Tốt nghiệp! Nhiều người thấy thất vọng, bởi lẽ phải chăng, chỉ cân theo cân nặng để quyết định việc lên lớp của học sinh!
     2. Các phương pháp giáo dục mới (khăn trải bàn, đắp bông tuyết, nghiên cứu ứng dụng...) nghe thật hợp lý song không phải ở đâu cũng áp dụng nổi. Học sinh tỉnh tôi có trường 98% các em dân tộc Mông, ngoài giờ lên lớp, các em còn giúp gia đình lên rừng kiếm sống...thời gian đâu để "nghiên cứu", thảo luận. Vận động các em đăng kí đủ hồ sơ vào lớp 10 THPT (thi tuyển sinh chỉ lấy lệ) đã tốt lắm rồi; khó hơn nữa là việc duy trì các em đến được lớp đều đặn đã tốt. Còn việc thầy dùng phương pháp cũ (vấn đáp học sinh) chỉ nhận được câu trả lời: tao không biết đâu à! là chuyện thường.
     3. Cuộc sống giáo viên đã quá khốn khó, giờ đẻ thêm hàng loạt các quy định mà các Sở, các trường tự đưa ra khiến người làm giáo viên càng khốn khổ hơn: Việc phải gọi điện thoại tới gia đình học sinh nếu học sinh nghỉ học, phải đi vận động học sinh ra lớp...(thầy cô nào bị giao cho lớp đại trà, lớp nhiều học sinh hư thì một tháng con mình bị mất vài hộp sữa vì việc mua xăng, mua quà bánh, nạp tiền điện thoại kia!). Đủ các loại giấy tờ, nội quy, quy tắc, báo cáo để hoạt động và để "báo cáo" khiến giáo viên không có đủ thời gian để chăm sóc gia đình với những công việc đời thường, lấy đâu thời gian bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm...
    Nhiều giáo viên sắp về hưu tâm sự với chúng tôi: Con ạ, ngành mình nó bạc lắm. Mình thương thôi chứ không yêu được đâu. Con nhìn bà đây này, tối bà ra ngồi bán nước còn cao bàng mấy lần lương. Lương là để bám lúc về hưu thôi!
       3. Ngoài ra,...
Hãy đọc một số bài tổng kết bên dưới để mở rộng cho nội dung sau phần "ngoài ra" mà chúng tôi không dám nói ra. Buồn ghê!
http://www.tinmoi.vn/9-chuyen-nho-va-nhung-buc-xuc-lon-cua-giao-duc-viet-nam-101001005.html
http://www.tinmoi.vn/lienquan/Bon-trong-benh-cua-nen-giao-duc-Viet-Nam-1084036.html
http://dantri.com.vn/c673/s673-654919/bat-benh-giao-duc-de-hieu-ro-nguon-con-tam-benh-cong-dong.htm
http://dantri.com.vn/c25/s25-650614/giao-duc-viet-nam-can-thay-moi-kien-truc.htm


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

BÀI VIẾT LÚC CHIA TAY THẦY CÔ


       Kính thưa:  -   Các quý vị đại biểu
              -  Các vị khách quý
              -  Các thầy giáo, cô giáo
          Thưa toàn thể các bạn học sinh trường THPT số III – Bảo Thắng
---------------------
            Lời đầu tiên, em xin được phép thay mặt hơn 400 HS trường THPT số III – Bảo Thắng gửi tới (Lên giọng) các quý vị đại biểu, các vị khách quý, các thầy giáo, cô giáo những lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
          (hạ giọng)  Thưa các bạn, “hè về” - đó là tiếng hô vui của các bạn học sinh khối 10 khối 11 sau một năm miệt mài với chiếc xe đạp, chiếc cặp sách cùng con đường hun hút mỗi sáng tới trường nhưng nó lại là nỗi buồn khắc vào tim và những sự toan  lo cho xiết bao chông gai thử thách của các bạn khối lớp 12 sắp tới.
             Mai xa rồi! Những kỉ niệm cuối cùng của đời học sinh đi theo cỗ xe thời gian vào tiềm thức mỗi bạn khối 12. Những kỉ niệm ngọt ngào về từng giờ giảng, nụ cười và nước mắt, bằng lăng tím và ghế đá sân trường .....tất cả rồi sẽ thành hoài niệm. Chia tay bè bạn, chia tay thầy cô  và chia tay 12 năm đèn sách miệt mài…
            Xin cám ơn thầy cô đã cho em viết tròn con chữ, biết viết tên trường, tên mình và tên con đường mỗi chúng em sẽ tiếp tục bước đi. Những tình cảm  thầy cô dành cho chúng em, tâm huyết của những nhà giáo gói tròn trong tiết học, lời căn dặn ân cần… Một ngày chợt nhớ không cho kỉ niệm có dịp quay đầu. Mười hai năm, thời gian chưa đủ dài để đặt vào đời những hoài bão vĩ đại của tuổi 18. Mà mười hai năm, chỉ đủ để ta lặng lẽ đặt vài hòn đá cuội vào đời, chỉ đủ để đặt dấu chân vào mênh mông đại dương.Vậy mà không phai nhạt. 
           Mai ta xa, giã từ tuổi ngọc, tự tìm một bước ngoặt, một con đường mới, khó đi hơn để dung thân. Xa thầy cô, xa mái trường THPT số III – Bảo Thắng, chúng em sẽ bước vào những trường đại học của cuộc đời. Nơi ấy bộn bề những lo toan, thử thách và biết bao những cám dỗ…cần hơn bao giờ hết lời chỉ dẫn của mẹ cha, thầy cô, lời động viên vô tư  của bạn bè trong lớp. Nhưng chúng em biết, chúng em sẽ chỉ có kiến thức đã được trang bị để tự tạo thành nghị lực và trái tim của bản thân để đối diện…thế mới thấu cho từng sự vất vả hi sinh: trong sự hi sinh của mẹ cha, em thấu nỗi vất vả của cô - thầy, trong niềm hi vọng của thầy cô có nỗi toan lo của cha mẹ
           Xin cám ơn thầy cô mái trường, mẹ cha và bạn bè đã chắt lọc cho ta những kỉ niệm tinh khôi. Ngày mai xa rồi ai có nhớ không? Nước mắt chia tay sẽ lăn dài vào cuộc sống, đánh dấu những lần vấp ngã đầu đời. Niềm hoài mong hạnh ngộ sẽ ở mãi trong tim. 
           Ta lại thắp nến đón mùa hạ 18 trở về, để nén lại những nhớ nhung của tháng năm. Niệm phút lòng mình gởi lại trong nhau một vài câu chữ để cho kỉ niệm sau này sẽ mãi mãi không là những giọt bong bóng mau tan.

          (Hạ giọng)  Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa các vị khách, các thầy giáo – cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh, năm học 2008 – 2009 khép lại, ngày mai chúng em hành trang lên đường, xin kính chúc thầy cô ở lại mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp trồng người. Chúc các bạn học sinh khối 11, 12 sắp tới sẽ đạt kết quả cao hơn trong học tập. Thay lời hơn 100 học sinh khối 12, chúng em mong thầy cô và mẹ cha an lòng và hãy tự hào vì chúng em bởi vì giây phút này đây, chúng em tự hào về mái trường THPT số III – Bảo Thắng chúng em đã gắn bó trong suốt 3 năm học vừa qua!
                                                                           Em xin chân thành cảm ơn!
   
     HS Phạm Vân (12D niên khóa 2006 - 2008, Lớp thầy Hùng chủ nhiệm, hướng dẫn: Nguyễn Dương)




      

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

ĐỀ - ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HKII 11



ĐỀ - ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HKII 11

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI
TR­ỜNG THPT SỐ 3- BẢO THẮNG
ĐỀ THI HỌC KÌ II - KHỐI 11
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
A. PHẦN LÀM RIÊNG: 
ĐỀ I:
       Câu 1(2 điểm ) : hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ nhật kí trong tù và bài thơ chiều tối của chủ tịch hồ chí minh.
       Câu 2(3 điểm ) : hãy lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau:
hóy viết một bài văn ngắn trỡnh bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói :
“một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.               ( theo sách dám thành công - nhiều tác giả, nxb  trẻ)
ĐỀ II:
         Câu 1(2 điểm ) : nêu ý nghĩa nhan đề và lời đề từ (bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài) trong bài thơ tràng giang - huy cận.
          Câu 2(3 điểm ) : hãy lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau:
  hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về  câu nói 
“như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”
B. PHẦN LÀM CHUNG (5 ĐIỂM): phân tích  đoạn thơ sau trong bài  đây thôn vĩ dạ - hàn mặc tử
sao anh không về chơi thôn vĩ?
nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
v­ờn ai m­ớt quá xanh nh­ ngọc
lá trúc che ngang mặt chữ điền.
gió theo lối gió, mây đ­ờng mây
dòng n­ớc buồn thiu, hoa bắp lay
thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 có chở trăng về kịp tối nay?
              
                                                                  ( Ngữ văn 11- tập hai)
---------------------------------------------
A. PHẦN LÀM RIÊNG: 
ĐỀ I:
 Câu 1 (2 điểm ):
hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ nhật kí trong tù và bài thơ  
chiều tối của chủ tịch hồ chí minh.
- hoàn cảnh nhật kí trong tù (1,0 điểm):
+ tháng 8 năm 42, hồ chí minh sang trung quốc tranh thủ sự viện trợ của thế giới. sau nửa tháng đi bộ đến túc vinh  - quảng tây
 ng­ười bị chính quyền tư­ởng giới thạch bắt giam vô cớ.
+ trong 13 tháng ở tù ng­ười sáng tác tập nhật kí trong tù gồm 134 bài thơ.
- bài thơ chiều tối (1,0 điểm):    cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của hồ chí minh từ tĩnh tây đến thiên bảo cuối thu 1942.

 Câu 2 (3 điểm ):
1. giải thích ý kiến (0,5 điểm):
- về nội dung trực tiếp: câu nói trên nói về hậu quả về việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
- về thực chất:  đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự trọng.
2. bình luận (1,25 điểm):
-người có lòng tự trọng luôn  khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, giúp con người lạc quan và thành công trong cuộc sống. do đó tự tin là đức tính quý báu.
- khi mất tự tin: 
+ con người  không tin vào bản thân đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực, ý chí, hi vọng, lạc quan…
+ con ng­ời không có khả năng đ­ương đầu với những khó khăn.
3. bài học nhận thức (0,75 điểm):
- trong mọi hoàn cảnh khi gặp khó khăn, thử thách cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin.
luôn sống tự tin tránh chủ quan, phải biết lắng nghe học hỏi, tu dưỡng phẩm chất…đó là cơ sở của lòng tự tin.
  ĐỀ II:
câu1(2điểm):nêu ý nghĩa nhan đề và lời đề từ (bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài) trong bài thơ Tràng giang - Huy Cận.
1. ý nghĩa nhan đề (1,0 điểm): 
- so sánh tên gọi tràng giang và trư­ờng giang
-   mặt khác với cách láy lại âm ang, sử dụng từ hán việt tạo âm hưởng dài rộng, lan tỏa ngân vang, cổ điển hiện đại.
2. lời đề từ (1,0 điểm):câu đề từ chính là định hướng cảm xúc cho toàn bài thơ : 
bâng khuâng, sầu lan tỏa, nhẹ nhàng, sâu lắng trước cảnh sông dài trời rộng

B. PHẦN LÀM CHUNG (5 ĐIỂM): phân tích  đoạn thơ sau trong bài  đây thôn vĩ dạ - hàn mặc tử
1. Giới thiệu đoạn trích (0,5 điểm):
2. Thân bài
a. khổ 1 (1,5 điểm): cảnh ban mai và tình ng­ười tha thiết
+ câu 1 : câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái( lời trách móc, lời mời mọc).
+ ba câu sau : vẻ đẹp thiên nhiên thôn vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. đằnng sau đó là tâm hồn  nhạy  cảm yêu thiên nhiên, băn khoăn day dứt.
b. khổ 2 (1,5 điểm): cảnh hoàng hôn thôn vĩ và niềm đau cô lẻ , chia lìa
+ hai câu đầu : cảnh gió mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.
+ hai câu sau: sông hương trong đêm trăng lung linh huyền ảo vừa thực vừa mộng. đằng sau là tâm trạng đau đớn,  khắc khoải, khao khát cháy bỏng.
c. nghệ thuật (0,5 điểm): trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh sáng tạo hòa quyện giũa thực và ảo, cách sử dụng các biện pháp tu từ: đối lập, nhân hóa, trùng điệp, câu hỏi tu từ. 
3. kết lại vấn đề




Chịu trách nhiệm ra đề và đáp án

Mai Hà

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 1


The Simple Present Tense (Thì Hiện Tại Đơn):
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động, tình huống, trường hợp xảy ra ở thời điểm "hiện tại" (thời điểm mô tả).
b) Mô tả
Quá khứ ---------------- Hiện tại ---------------- Tương lai
-----------------Tình huống được sử dụng------------------
c) Ngữ pháp:
                              {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                 {-----------do/does-----main verb----}
Với câu khẳng định: Không sử dụng trợ động từ cho tất cả các trường hợp. Chỉ sử dụng động từ chính theo các ngôi đã chia.
Với câu phủ định: Sử dụng trợ động từ (do/does) thêm NOT nếu động từ chính là động từ thường. Trường hợp động từ chính là động từ TO BE (am/is/are) thì thêm NOT phía sau động từ TO BE.
Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ (do/does) ra trước chủ từ với trường hợp động từ chính là động từ thường. Trường hợp động từ chính là động từ TO BE thì đặt động từ TO BE ra phía đầu câu. Phía cuối các câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là các ví dụ cho ba trường hợp câu đã nêu theo các ngôi:

d) Lưu ý: Chúng ta còn sử dụng Thì Hiện Tại Đơn cho các trường hợp sau:
- Diễn tả một hành động chung chung
vd: I live in Tinh Bien
- Diễn tả một hành động kéo dài trong suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
vd: Dr Do drives a Taxi (Đây là hành động đã diễn ra trong quá khứ Dr Do đã lái Taxi, bây giờ vẫn còn lái Taxi và sau này sẽ vẫn còn lái Taxi)
- Diễn tả một hành động không chỉ đang xảy ra ngay lúc này (giống ví dụ Dr Do)
- Diễn tả một hành động luôn là sự thật không thể thay đổi (hành động bất di bất dịch)
vd: The Moon goes round the Earth

               2 - The Present Continuous Tense (Thì hiện tại tiếp diễn)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm hiện tại hoặc sắp diện ra tại thời điểm kế cận hiện tại (tương lai gần). Để phân biệt giữa thì hiện tại đơn (The simple present) và thì hiện tại tiếp diễn (The present continuous) ta dựa vào cấu trúc câu.
b) Mô tả:
Quá khứ ----------------Hiện tại---------------Tương lai
----------------Tình huống được sử dụng----------------
-------------Tình huống xung quanh hiện tại--------------
--------------------------------------Tình huống cho tương lai gần
c) Ngữ pháp:
                                {Chủ từ + trợ động từ + Động từ chính}
                               {-----------am/is/are---------Verb - ing---}
Với câu khẳng định: Trợ động từ luôn là động từ TO BE được chia theo các ngôi. Động từ chính phải thêm hậu tố - ing.
Với câu phủ định: Thêm NOT sau trợ động từ (TO BE) được chia theo các ngôi, động từ chính thêm hậu tố -ing.
Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ (TO BE) được chia theo các ngôi trước Chủ từ, động từ chính phải thêm hậu tố -ing. Cuối mỗi câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là các ví dụ cho ba trường hợp câu đã nêu:

d) Lưu ý: Chúng ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cho các tình huống:
- Hành động đang xảy ra vào chính lúc này:
vd1: I am eating my luch (tại thời điểm đang nói tôi đang ăn bữa trưa của mình)
vd2: The pages are turning (tại thời điểm đang nói các trang sách đang được lật sang)
vd3: The candle is burning (tại thời điểm đang mô tả, ngọn nến đang cháy)
- Hành động có thể không xảy ra chính lúc này, mà nó xảy ra từ trước thời điểm đang mô tả, tại thời điểm đang mô tả và có thể sau thời điểm đang mô tả ("Tình huống xung quanh hiện tại" ở phần b) Mô tả)
vd: - Where is Iceman?
- He is going out with his girlfriend 
(có nghĩa là trước thời điểm được hỏi anh ấy đã đi, hiện tại anh ấy đang đi và tiếp nữa anh ấy vẫn đang đi với bạn gái của mình)
- Hành động sẽ diễn ra ở một tương lai gần. Lưu ý tương lai gần không nhất thiết là sẽ xảy ra vào ngày mai, nó có thể là tháng sau, năm sau...Nhưng trong kế hoạch nói, đó là điều chắc chắn sẽ xảy đến, ta có thể sử dụng Thì hiện tại tiếp diễn cho tình huống này.
vd1: I am taking my exam next month
vd2: We're eating in a restaurant tonight. We've already booked the table
vd3: They can play tennis with you tomorrow. They're not working.
e) Những lưu ý khi thêm -ing vào động từ chính:
- Base rule (Với động từ thường cơ bản): thêm -ing bình thường.
vd: work------------------working
play----------------------playing
see-----------------------seeing
be------------------------being
- Exception 1 (Trường hợp ngoại lệ thứ 1): Với động từ có mang nguyên âm (a, e, i, o, u) thì nhân đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ing.
{phụ âm + nguyên âm + phụ âm}
{---R----------U---------N----}
vd: stop---------------------stopping
run--------------------------running
begin------------------------beginning
open------------------------opening (not openning)
- Exception 2 (Trường hợp ngoại lệ thứ 2): Với động từ thường (base verb) mà có ie ở cuối thì đổi thành y rồi thêm -ing.
{ie ------------->y + ing}
vd: lie------------------lying ; die------------------dying
- Exception 3 (Trường hợp ngoại lệ thứ 3): Với các động từ có dạng cấu trúc:
{nguyên âm + phụ âm + e (chữ "e" cuối cùng)} thì bỏ "e" rồi mới thêm -ing

vd: come --------------coming; take-------------------taking

                                                                                                (Sưu tầm)

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 2


The Present Perfect Tense (Thì hiện tại hoàn thành)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động có sự nối kết giữa quá khứ và thực tại.
b) Mô tả:
Quá khứ-----------------------Hiện tại----------------------Tương lai
-----------------X--------------->|
-----Tình huống được sử dụng---->|
c) Ngữ pháp:
                                          {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                            {----------have/has------Verb(ed/v3)}
- Với câu khẳng định: sử dụng trợ động từ là have/has theo các ngôi đã chia, động từ chính phải thêm hâu tố -ed nếu động từ chính là các động từ thường, hoặc đổi sang cột 3 nếu động từ chính là các động từ bất qui tắc (Irregular verbs)
- Với câu phủ định: thêm NOT sau trợ động từ have/has. Động từ chính theo nguyên tắc đã nói ở "câu khẳng định".
- Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ have/has ra trước Chủ từ. Động từ chính vẫn theo nguyên tắc đã nói trên.
Sau đây là một vài ví dụ theo các trường hợp câu đã nêu:
d) Lưu ý:
- Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng "thông thường nhất" trong ba trường hợp sau:
+ Để nói đến một kinh nghiệm hay một trải nghiệm:
Vd1: Iceman has lived in Cantho (Có nghĩa là mới trước đây Iceman đã ở CT và hiện nay anh ấy vẫn ở sống ở đó)
Vd2: I have never drunk coffee (Nói về một kinh nghiệm)
+ Để nói đến một sự thay đổi:
Vd3: I have bought a car (Có nghĩa là mới trước đây tôi chưa có mua xe, nhưng bây giờ thì tôi đã có xe rồi)
Vd4: The police have arrested the killer (Có nghĩa là mới trước đây thôi tên giết người vẫn còn tự do, và bây giờ thì hắn đang ở trong tù)
+ Tình huống tiếp diễn: chúng ta thường dùng cấu trúc câu có since hoặc for cho tình huống này.
Vd5: He has been ill for 2 days. (Anh ấy đã bị bệnh 2 ngay nay rồi. Tức là hiện nay anh ấy vẫn còn bị bệnh)
Vd6: I have worked here since June.
- Vấn đề lưu ý thứ 2: Trong cấu trúc câu của thì hiện tại hoàn thành:
I have ----------> I 've
You have--------->You 've
We have---------->We 've
She/he has--------->She/he 's 
John has----------->John 's
('s cũng là từ viết tắt của IS và cũng là từ viết tắt của HAS, do đó để phân biệt hai từ này ta dựa vào động từ chính và chủ từ. Nếu chủ từ là vật và cuối câu có by [hoặc không] thì nghi ngờ là câu bị động. Nếu chủ từ là người, danh từ riêng và tùy thuộc vào trạng từ chỉ thời gian của câu mà nghi ngờ là câu Hiện tại hoàn thành, nhưng trước hết câu Hiện tại hoàn thành luôn là câu chủ động)
- Since và For cho câu Hiện tại hoàn thành:
+ Since: Được dùng để chỉ một điểm thời gian cụ thể trong quá khứ. Chẳng hạn: since 6.00 pm; since Moday; since Jan 21st, since 1982, I left school....

Vd7: John hasn't called since February.
Vd8: He has worked in New York since he left school.
+ For: Được dùng để chỉ một khoảng thời gian. Chẳng hạn như: for a long time, for 6 month, for 20 minutes....
Vd9: I have been here for 20 minutes.
vd10: He has worked in Cantho for a long time.
Lưu ý: Người Mỹ không sử dụng thì Hiện tại hoàn thành nhiều như người Anh. Một người Mỹ có thể sẽ hỏi bạn "Did you have lunch?" thay vì một người Anh sẽ hỏi bạn "Have you had lunch?".
Tuy nhiên, nhìn chung Thì hiện tại hoàn thành rất đơn giản và cũng rất hữu ích lẫn thú vị. Điều đầu tiên mà bạn cần làm là đừng cố gắng dịch chúng sang ngôn ngữ của chúng ta, mà hãy cố gắng chấp nhận nó và luôn nghĩ đó là một thì thông thường. 
      

The Present Perfect Continuous Tense (Thì Hiện Tại Hoàn Thành Tiếp Diễn)

a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động đã xảy ra kết nối với thời điểm hiện tại hoặc thời điểm ngay lúc diễn tả. Có 2 dạng cơ bản của Thì HTHTTD mà chúng ta thường sử dụng:
- Mô tả một hành động vừa dừng lại hoặc dừng lại gần đây.
- Mô tả một hành động vẫn còn tiếp diễn cho đến nay.
b) Mô tả:
Quá khứ-----------------------------Hiện tại
  --------------------X----------------------|
----------Tình huống được sử dụng---------|
c) Ngữ pháp:
                   {Chủ từ + trợ động từ 1 + trợ động từ 2 + động từ chính}
                       {-----------have/has--------been----------Verb-ing---}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 là have/has theo các ngôi thứ đã chia, trợ động từ 2 là TO BE ở cột thứ 3 (luôn là BEEN), động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: Thêm NOT sau trợ động từ 1 have/has theo các ngôi thứ đã chia, trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở "câu khẳng định".
- Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ 1 have/has ra trước chủ từ theo các ngôi thứ đã chia. Trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở trên. Cuối câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là ví dụ cho ba trường hợp câu đã nói ở trên:
+ I have been waiting for one hour.
+ It has not been raining.
+ Have you been seeing her?
d) Các ví dụ cụ thể:
- Mô tả một hành động vừa dừng lại hoặc dừng lại gần đây.
vd1: I'm tired [hiện tại] because I've been running.

vd2: Why is the grass wet [hiện tại]? Has it been raining?
- Mô tả một hành động vẫn còn tiếp diễn cho đến nay.
vd3: I have been reading for 2 hours. [Cho đến giờ tôi vẫn còn đọc sách.]
vd4: We have not been smoking. [Chúng tôi hiện tại đang không hút thuốc.]
- For và Since theo lưu ý của bài trước

                                                                              (Sưu tầm)

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 3

 The Simple Past Tense (Thì quá khứ đơn)
a) Định nghĩa: là thì để mô tả một hành động xảy ra trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:                  {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                        {-------------did--------Verb(-ed/V3)}
- Với câu khẳng định: Không sử dụng trợ động từ did cho tất cả các trường hợp, chỉ sử dụng động từ chính với hậu tố -ed được thêm vào nếu là động từ thường hoặc ở cột 2 (lưu ý là cột thứ 2 trong bảng động từ bất qui tắc) nếu là động từ bất qui tắc.
- Với câu phủ định: Sử dụng trợ động từ DID thêm NOT ở phía sau, động từ chính ở dạng nguyên mẫu (base or bare-inf).
Riêng trường hợp động từ chính là TO BE ở cột 2 (was/were) thì thêm NOT phía sau TO BE (was/were) không sử dụng trợ động từ DID.
- Với câu nghi vấn: Mang trợ động từ DID ra trước chủ từ, động từ chính ở dạng nguyên mẫu, phía cuối câu có dấu chấm hỏi "?". Trường hợp ngoại lệ, nếu trường hợp động từ chính là TO BE ở cột 2 (was/were), thì mang TO BE ra trước chủ từ và cuối câu thêm dấu chấm hỏi "?" (không sử dụng trợ động từ DID cho trường hợp này).Sau đây là các ví dụ:
-Trường hợp động từ chính là động từ thường.

- Trường hợp động từ chính là TO BE (was/were) ở cột 2 (bất qui tắc)

 Lưu ý: Chúng ta thường sử dụng Thì quá khứ đơn trong các trường hợp sau:
- Mô tả một hành động (sự kiện) đã xảy ra trong quá khứ
- Hoặc một hành động (sự kiện) đã hoàn thành xong.
- Dùng để tường thuật có liên quan thời gian hoặc địa điểm mà sự kiện đã xảy ra.
Vd1: I lived in that house when I was young.
vd2: He didn't like the movie.
vd3: What did you eat for dinner?vd4: John drove to London on Monday.
vd5: I was at work yesterday.
vd6: We were not late (for the train).
vd7: Were you angry?
 Trường hợp tổng quát, nếu các bạn muốn mô tả một hành động (sự kiện) trong quá khứ hoặc tường thuật lại hành động (sự kiện) có liên quan đến thời điểm hoặc nơi chốn, chúng ta nhất thiết phải sử dụng thì quá khứ đơn. Cần phân biệt rõ điểm này để có so sánh chính xác với Thì hiện tại hoàn thành. Điều đã nói dễ thấy nhất ở các bài văn tường thuật vì Thì được sử dụng chủ yếu là Quá khứ đơn.



 The Past Continuous Tense (Thì quá khứ tiếp diễn)
a) Định nghĩa: là thì mô tả một hành động tại một thời điểm cụ thể diễn ra trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:                {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                   {----------was/were------Verb-ing---}
- Với câu khẳng định: trợ động từ luôn là TO BE (was/were) đã chia theo các ngôi, động từ chính phải thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: thêm NOT vào trợ động từ TO BE (was/were), động từ chính phải thêm hậu tố -ing.
- Với câu nghi vấn: Chuyển trợ động từ TO BE (was/were) ra trước chủ từ, động từ chính phải thêm hậu tố -ing, phía cuối câu luôn có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là ví dụ cụ thể cho 3 trường hợp câu:

 Lưu ý: Chúng ta thường sử dụng thì quá khứ tiếp diễn trong các trường hợp:
- Mô tả một hành động ngắn xảy ra đồng thời với một hành động một thời điểm cụ thể trong quá khứ
vd: She was cooking when I telephoned her
- Mô tả một hành động dài xảy ra suốt trong quá khứ. vd: I was working at 10pm last night.
- Sử dụng mệnh đề while, when để phân biệt hành động "ngắn" và "dài" cho thì quá khứ tiếp diễn: when + hành động ngắn (mệnh đề sau when là thì quá khứ đơn)
I was watching TV when you telephoned (gọi điện là hành động ngắn)
while + hành động dài (mệnh đề sau while là thì quá khứ tiếp diễn)
You telephoned while I was watching TV (xem TV là hành động dài tại thời điểm cụ thể trong quá khứ)

                                                                                                                      (sưu tầm)

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 4

 The Past Perfect Tense (Thì Quá Khứ Hoàn Thành)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động đã xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:                       {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                            {------------HAD---------V(-ed/V3)--}
- Với câu khẳng định: trợ động từ luôn là HAD, động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc.
- Với câu phủ định: thêm NOT sau trợ động từ HAD, động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc.
- Với câu nghi vấn: mang HAD ra phía trước chủ từ, động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc. Phía cuối câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".Sau đây là ví dụ:

Lưu ý: Đây là một thì khá dễ và thường được ví như là "quá khứ của quá khứ", tức là để mô tả một hành động cuả quá khứ trước quá khứ.
vd: The train had left when we arrived
Thì này cũng được sử dụng cho dạng câu tường thuật, chẳng hạn tôi nói với bạn:
- "You are too late. The train has left.
"Và câu mà bạn thuật lại với mọi người là:
- "We were too late. The train had left."

 The Past Perfect Continuous Tense (Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động diễn ra lâu hơn trong quá khứ trước một hành động khác diễn ra trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:        {Chủ từ + Trợ động từ 1 + Trợ động từ 2 + Động từ chính}
                          {----------------HAD-------------BEEN-----------Verb-ing----}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 luôn là HAD cho các ngôi, trợ động từ 2 luôn là BEEN và động từ chính phải thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: Thêm NOT sau trợ động từ 1 HAD, trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở "câu khẳng định".
- Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ 1 HAD ra trước chủ từ theo các ngôi thứ đã chia. Trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở trên. Cuối câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".Sau đây là ví dụ cho 3 trường hợp câu nói trên:
 Lưu ý: - Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được sử dụng trong trường hợp một hành động diễn ra lâu hơn trong quá khứ, trước khi có một hành động nối tiếp nó được diễn ra tại thời điểm được mô tả trong quá khứ.
Ví dụ: Zed started waiting at 9am. Doangia arrived at 11am. When Dongia arrived, Zed had been waiting for two hours. (Có nghĩa là tại thời điểm mô tả trong quá khứ lúc 11am trong quá khứ, thì lúc đó Zed đã đến được 2 giờ và vẫn còn đang đợi)
Vd2: I could smell cigarettes. Somebody had been smoking.
Vd3: Iceman was very tired. He had been running.
- Thêm một lưu ý nữa. Người ta có thể viết HAD -----như 'D trong câu quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
I had --------------- I 'd
She had ---------- She 'd
                                                                                             (sưu tầm)