DỊCH TRANG NÀY

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Về trường THPT số 3 - BT




                                       Quay vội và làm vội (2 buổi chiều), các em thông cảm nhé

Trang gốc trên YOUTOBE: 

 

NẾU BẠN LÀ SINH VIÊN, HOẶC

ĐÃ CÔNG TÁC, BẠN CÓ THỂ THAM GIA LỚP CŨ

CỦA MÌNH QUA TRANG TRƯỜNG XƯA



LỜI CẢM ƠN:
1. Cảm ơn bạn Đoàn Vũ đã thường xuyên đóng góp ý kiến để xây dựng blog này:


Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả

Các em truy cập vào các địa chỉ bên dưới để biết thêm kinh nghiệm học tập cho mình nhé:
1. Ấn vào đây để vào trang của VNEXPRESS
2. Ấn vào đây để vào trang của kênh 14VN
3. ẤN vào đây để vào trang của Việt Báo
......

Chúc các em ôn thi thành công


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Đề cương sơ lược tác phẩm tự sự 12 - Phần 1




1. Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Người lái đò sông Đà là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của Nguyễn Tuân, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
- TP là 1 trong số 15 bài tùy bút trong tập Sông Đà (1960).
- TP ban đầu có tên là Sông Đà -> Người lái đò sông Đà
Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ.
* Nhan đề: “Sông Đà” ; “Người lái đò Sông Đà”
- “Người lái đò”: người lao động Tây Bắc bình dị, chăm chỉ, tài hoa -> “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn con người lao động và chiến đấu vùng TB.
- “Sông Đà”: thiên nhiên miền Tây Bắc đẹp kỳ vĩ, trữ tình, thơ mộng.
-> Nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm
* Lời đề từ:
- Thơ Nguyễn Quang Bích:
“Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”
 Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, không giống ai của Sông Đà
- Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.
- Thơ của nhà thơ Ba Lan (Wladyslaw Broniewski):
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông
- hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
Hình tượng con sông Đà
- Giới thiệu nét đặc biệt của sông Đà gây sự chú ý cho người đọc: mọi con sông đều chảy về hướng đông riêng sông Đà chảy về hướng bắc.
- Một con sông hung bạo với “đá bờ sông dựng vách thành”, những thác nước “độc dữ, nham hiểm”, “những cái hút nước” sẵn sàng nuốt chửng thuyền bè và nhất là thạch trận trên sông Đà với bao nhiêu tướng dữ, quân tợn rình rập “tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ”.
- Một con sông thơ mộng, trữ tình: “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình”; sắc nước thay đổi theo mùa. Dòng sông như một thiếu nữ giàu sức sống và đa cảm; Cảnh vật ven sông đẹp đẽ, thi vị; hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích…Với Nguyễn Tuân, con sông đã trở thành cố nhân.
- Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn; phép tu từ nhân hoá, trùng điệp, so sánh; sử dụng vốn kiến thức uyên bác; ngôn ngữ giàu hình ảnh…
Hình tượng người lái đò.
- Ông lái đò là người gắn bó với nghề sông nước, công việc của ông rất gian nan, cực nhọc, hiểm nguy.
- Ông lái đò là người tài trí, dũng cảm, ngoan cường, có ý chí, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, đồng thời là người dày dặn kinh nghiệm trong nghề nghiệp. (phân tích cuộc vượt thác ghềnh của ông lái đò qua 3 trùng vây)
- Ông lái đò là người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp: công việc lái đò của ông đạt tới trình độ khéo léo, thuần thục, điêu luyện trong từng động tác – đó là “tay lái ra hoa”.
- Nghệ thuật: Tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở nhân vật, tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất; ngôn ngữ sinh động, giàu chất tạo hình; những so sánh ví von chính xác, độc đáo; sử dụng vốn kiến thức uyên bác để miêu tả nhân vật....
2. Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Xuất xứ tác phẩm.
- Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” là tác phẩm xuất sắc của Hoàng PPhủ Ngọc Tường được viết năm 1981, in trong tập sách cùng tên.
- Bài bút kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK nằm ở phần thứ nhất.
Nhân vật trữ tình xưng “tôi”
- Là một trí thức uyên bác, tài hoa và đa tình, thấu hiểu, mê đắm vẻ đẹp đa dạng của sông Hương và cố đô Huế.
- Cảm nhận sông Hương từ vị thế của một tri âm tri kỉ.
- Huy động một vốn tri thức tổng hợp về địa lí, lịch sử, văn hóa và thi ca không phải để phô diễn tài năng của người cầm bút mà như muốn dòng sông quyền được tự hát lên bài ca của mình trên chặng đường đời của nó.
 Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương
- Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá:
+ Sông Hương ở thượng nguồn: “như một bản trường ca của rừng già”, “dịu dàng và say đắm”, như một cô gái di-gan với vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, trẻ trung và đầy cá tính....
+ Sông Hương trước khi vào kinh thành Huế: là người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại; dòng sông uốn mình theo những đường cong thật mềm; mang vẻ đẹp trầm mặc, bí ẩn như triết lí, cổ thi...
+ Sông Hương giữa lòng thành phố Huế điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya; là người tình dịu dàng và chung thuỷ....
- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thơ ca,...
- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách.
- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,... Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế.
- Nghệ thuật: những nhân hóa, so sánh độc đáo, bút pháp khảo cứu giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu, một cái tôi tài hoa uyên bác......

3. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955
- Là kết quả chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài
Hình tượng nhân vật Mị




- Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị tập trung vào 3 luận điểm sau:
+ Phản ứng của Mị khi bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Diễn biến tâm lí của Mị khi mùa xuân đến.
+ Diễn biến tâm lí của Mị trong đoạn Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Trước khi bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái H’Mông nghèo, xinh đẹp, có tài, được nhiều trai làng mến mộ. Cô đã yêu và được yêu.
- Khi bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị kháng cự quyết liệt (đêm nào Mị cũng khóc, trốn về nhà, định ăn lá ngón tự tử) -> ý thức rõ về giá trị bản thân, khát khao tình yêu hạnh phúc.
- Cuộc sống trâu ngựa của Mị ở nhà thống lí Pá Tra: -> Mị bị tê liệt cảm giác, sống vô cảm.
- Khi mùa xuân đến: không khí và cảnh đẹp mùa xuân đã tác động đến tâm lí của Mị, đánh thức sức sống mạnh mẽ vẫn tiềm tàng trong sâu thẳm tâm hồn Mị:
+ "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Tâm hồn Mị đi theo tiếng sáo gọi bạn tình "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi"
+ Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại
+ Phản ứng của Mị là: "nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết", "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu", "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách"...
+ Mị quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dẫn tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi".
- Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". “Giọt nước mắt lấp lánh trên gò má A Phủ” giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mang tính tất yếu cắt dây cởi trói cho A Phủ.....Mị cứu A Phủ cũng chính là giải thoát cho cuộc đời mình.
=> Số phận và tính cách của Mị được miêu tả có nhiều nét đạt tới mức điển hình về số phận những người phụ nữ nghèo miền núi trước cách mạng.
- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí, giọng điệu gợi không khí truyện cổ tích, tạo được tình huống truyện hấp dẫn....
Hình tượng nhân vật A Phủ
- A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi, khỏe mạnh.
- Một con người ham thích cuộc sống tự do.
- A Phủ gan góc và mạnh mẽ. Đứng trước sự bất công A Phủ đã hành động một cách quyết liệt.
- Khi bị bắt về phạt vạ A Phủ vấn lì lợm và cứng rắn, nhẫn nhục chịu đòn.
- Là nạn nhân của chế độ xã hội tàn bạo, dã man và những hủ tục lạc hậu ở miền núi trước CM, A Phủ vẫn sống tự do, dũng cảm chống lại cường quyền, và tìm được con đường giải thoát cho cuộc đời mình.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra).
- Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như Mị, A Phủ.
- Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ.
- Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ.
 4. Vợ nhặt (Kim Lân).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Vợ nhặt thực ra là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau CMT8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau khi hoàn bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.
- Tác phẩm in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
Nêu ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
- "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào
- Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
 => Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Tình huống truyện
- Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm.
- Một tình huống độc đáo, đặc biệt, bất ngờ:
     + Tràng nghèo, dân ngụ cư, xấu xí, thô kệch....trong hoàn cảnh nạn đói 1945, Tràng lại “nhặt” được vợ.
    + Việc Tràng “nhặt” được vợ gây ngạc nhiên, bất ngờ cho cả xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ và cho chính Tràng.
- Tình huống truyện góp phần thể hiện tính cách nhân vật và tư tưởng chủ đề tác phẩm ( tố cáo xã hội thuộc địa phong kiến đã gây nên nạn đói khủng khiếp 1945, đồng thời ca ngợi tình thương yêu con người và khát vọng sống mãnh liệt của những con người trong nạn đói).
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
1. Bối cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa nạn đói thê thảm, mọi người đang đối mặt với cái chết thì Tràng (con trai bà cụ Tứ) lại lấy vợ.
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ:
- Khi Tràng dẫn vợ về nhà: phấp phỏng, ngạc nhiên  qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm“Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ?”, qua bước chân “lập cập”, càng ngạc nhiên hơn khi thấy người đàn bà xa lạ chào mình bằng u....
- Khi hiểu ra cơ sự: bà lão cúi đầu nín lặng, “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình."  Một nỗi tủi hờn , xót thương trào lên trong lòng bà cụ Tứ "Chao ôi, người ta dựng vợ gả ….Còn mình thì..." lo lắng "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”; thương con dâu Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ …..nào mà lo cho hết được?”; gieo vào lòng các con niềm tin vào tương lai ai giÇu ba hä, ai khã ba ®êi -> buồn vui, lo lắng lẫn lộn, nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng thương xót của bà cụ Tứ.
- Buổi sáng hôm sau: Bà cụ Tứ thấy “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”; xăm xắn thu dọn nhà cửa, có trách nhiệm hơn với gia đình; nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau....
3. Đánh giá: Với tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thực, tinh tế, cảm động; từ đó làm toát lên tấm lòng nhân hậu, bao dung của nhân vật và trái tim nhân đạo của tác giả.
Hình tượng nhân vật Tràng
1. Hoàn cảnh, ngoại hình: nghèo, xấu xí, thô kệch, dân ngụ cư, nguy cơ ế vợ cao....sống trong bối cảnh nạn đói 1945.
2. Diễn biến tâm trạng:
+ Khi người đàn bà xa lạ quyết định theo Tràng về nhà: mới đầu Tràng cũng chợn, nghĩ “....thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”; sau tặc lưỡi “chậc, kệ !”...-> tấm lòng nhân hậu.
+ Trên đường về xóm ngụ cư: "mặt hắn có gì phớn phở", hắn tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh"; " cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình"; Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với ng­ười đàn bà đi bên"
+ Khi dẫn thị vào nhà : xăm xăm bước vào nhà dọn dẹp; đứng tây ngây ra giữa nhà và thấy sợ; ngạc nhiên " ra mình đã có vợ rồi ư"; khi thấy mẹ về Tràng vui sướng như một đứa trẻ
+ Buổi sáng đầu tiên khi có vợ: "trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra", "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng," “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong long”, “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”
-> Qua sự biến đổi tâm trạng của Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (nhân hậu, khát khao hạnh phúc, lạc quan với niềm tin ở tương lai); tình cảm nhân đạo nhà văn dành cho những người nghèo khổ.
3. Nghệ thuật: tạo tình huống truyện độc đáo, diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ văn xuôi nhuần nhị, giản dị mà tinh tế.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Phản ánh hiện thực cuộc sống bi thảm của người dân lao động trong nạn đói khủng khiếp 1945; lên án tội ác của thực dân, phát xít.
- Cảm thương thân phận rẻ rúng của con người.
- Ngợi ca nét đẹp tâm hồn người lao động nghèo: khát khao hạnh phúc, lòng nhân hậu, niềm hy vọng vào ngày mai…

Đề cương sơ lược tác phẩm tự sự 12 - Phần 2



5. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác.
- Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, nhà văn viết Rừng xà nu như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân ta nói chung.
- Rừng xà nu đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2, 1965), sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Ý nghĩa nhan đề
- RXN là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên.
- Tựa đề RXN là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. RXN mang tính chất biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xôman với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng....
- Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đạn đại bác tàn phá mỗi ngày -> tg khẳng định con người TN vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng.
- Nhan đề RXN gợi tư tưởng chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi bi tráng của thiên truyện này.
Hình tượng cây xà nu
1
Hình tượng nhân vật Tnú

1. Cuộc đời Tnú gắn bó máu thịt với cuộc chiến đấu khốc liệt, anh hùng của dân
làng Xô Man.
2. Tnú tiêu biểu cho những phẩm chất, tính cách của con người Tây Nguyên:
- Trung thực, trong sáng.
- Yêu thương sâu nặng, đằm thắm, thuỷ chung; căm thù cháy bỏng.
- Hành động dứt khoát, quyết liệt; bất khuất; kiên trung.
- Khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt.
3. Đánh giá khái quát: Số phận, sự trưởng thành của Tnú tiêu biểu cho số phận,
con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên; là một trong những hình tượng thành
công xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, của văn học chống Mĩ cứu nước.

6. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966).
- Sau được in trong Truyện và kí  NXB Văn học Giải phóng, 1978.
Hình tượng nhân vật Việt
1. Là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường.
2. Việt có cái nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc vô tư, tính tình còn rất trẻ con, rất ngây thơ, hiếu động.
- Hay tranh giành phần hơn với chị (Việt rất thích đi câu cḠbắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo cả cái ná thun ở trong túi).
- Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị (Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà, còn Việt thì vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết).
- Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con, “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lới tán tỉnh đùa tếu của anh em.
- Việt bị thương nằm lại ở chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng giống hệt như thằng Út em ở nhà “khóc đó rồi cười đó”,...
3. Việt đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường:                                   
- Còn bé mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình.
- Việt nằng nặc đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.
- Khi xông trận, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch.
- Khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
Hình tượng nhân vật Chiến
1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường.
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (bịt miệng cười khi chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương – đi đánh giặc còn mang gương trong túi....)
- Thương em, biết nhường nhịn em, biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiêng bàn thờ ba má gửi trước khi tòng quân....)
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
2. Vẻ đẹp phẩm chất người anh hùng.
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là một khúc sông sau – cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
7. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
- Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài.
 - Nhưng cũng chính vì ở ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự cô đơn của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời.
- Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ mà chiêm ngưỡng nó, Phùng thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc…và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái ăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra.
- Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu…đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Tình huống truyện
- Xây dựng tình huống nghịch lí làm nổi bật tình huống chung – tình huống nhận thức  mang ý nghĩa khám phá, phát hiện vế đời sống :
+ Phùng rung động, say mê trước vẻ đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai.
+ Phùng 2 lần chứng kiến lão đàn ông thuyền chài đánh vợ một cách dã man và vô lí.
+ Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện gây nhiều bất ngờ cho Phùng và Đẩu.
+ Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
- Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài
1. Tên gọi :“người đàn bà” một cách phiếm định -> vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác
2. Hoàn cảnh và lai lịch : nghèo, đông con, chồng vũ phu, cả gđ sống trên một chiếc thuyền -> Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, đầy bất trắc.
3. Ngoại hình: trạc ngoài 40, thô kệch, tấm áo bạc phếch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi -> người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.
4. Số phận và tính cách
- Cam chịu, nhẫn nhục : chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh, bÞ chng hµnh h “ ba ngµy mt trn nh, năm ngµy mt trn nặng”
- Thương con, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh : lu«n lu«n n¬m níp con c¸i bÞ tæn th­ư¬ng, kh«ng thÓ bá chång v× cÇn cã mét ng­êi ®µn «ng kháe m¹nh ®Ó cïng nu«i con
- Có một tâm hồn sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có cái nhìn toàn diện và bao dung : hiểu lòng tốt của Đẩu không sát với thực tế ; hiểu nỗi khổ của chồng, không đổ lỗi cho chồng mà nhận lỗi về mình…
- Giàu lòng tự trọng, sống âm thầm, kín đáo : Xấu hổ, nhục nhã khi người khác bắt gặp cảnh mình bị chồng đánh ; Không để lộ ra bên ngoài mọi suy nghĩ và tình cảm của mình.
5. Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, gợi nhiều suy nghĩ về nhận thức ; Cách thức trần thuật qua lời kể của nhân vật trong tác phẩn vì vậy cách cảm nhận nhân vật trỏ nên khách quan, chân thực, gần gũi và có sức thuyết phục hơn
  à Đánh giá chung :
- Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
- Đặt ra vấn đề cái nhìn về cuộc sống, con người.
8. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Xuất xứ.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được viết từ năm 1981, nhưng đến 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng. Nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm với người xem, Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
Ý nghĩa nhan đề
- “Hồn Trương Ba”: ẩn dụ về linh hồn của con người, bản chất bên trong.
- “da hàng thịt”: ẩn dụ về thể xác của con người, hình thức bên ngoài.
-> Đó là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau, phải thống nhất với nhau.
-> Thể hiện tư tưởng chủ đề tp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên, với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người cần phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục tầm thường để hoàn thiện nhân cách.
Hình tượng nhân vật Trương Ba.
1. Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt: Do sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu trên thiên đình mà Trương Ba bỗng dưng bị chết bất ngờ. Vì thương quý Trương Ba, cũng là để sửa sai mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép làm cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Tưởng như thế là Trương Ba lại được trở về cuộc sống đời thường, thế nhưng những trớ trêu, bất hạnh cũng bắt đầu từ đây.
2. Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba lâm vào hoàn cảnh vô cùng trớ trêu:
+ Trương Ba vốn là con người có tâm hồn cao khiết, có học thức, giỏi cờ và thích chăm cây cối.
+ Trong khi đó thể xác anh hàng thịt thì cứ phì nộn ra, luôn luôn đòi hỏi những thỏa mãn, những ham muốn tầm thường, dung tục.
-> Vậy là nhiều khi dù không muốn Trương Ba vẫn phải làm những điều trái với lương tâm của mình để chiều theo những đòi hỏi của cái xác phàm tục ấy.
3. Những mâu thuẫn, nghịch lí trên dẫn đến một hệ lụy tất yếu:
- Mọi người xung quanh Trương Ba không thừa nhận ông.
- Người thân trong gia đình, từ đứa cháu nhỏ đến người vợ, đứa con dâu đều cảm thấy xa lạ với thể xác tầm thường và phàm tục của ông.
- Mọi người xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm ông.
-> Trương Ba rơi vào hụt hẫng, cô đơn.
- Trương Ba cũng không thể sống với vợ anh hàng thịt và gia đình anh ta, những con người hoàn toàn không thể thích nghi với những lời nói, việc làm, tư tưởng của một hồn Trương Ba xa lạ, dù thể xác tồn tại trước mặt là chồng, là cha họ.
- Nhân vật Trương Ba rơi vào nghịch cảnh trớ trêu. Bị mọi người xa lánh, sự tồn tại của ông, vì thế trở nên vô nghĩa, thậm chí gây nặng nề, bức bối.
- Trương Ba kiên quyết trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết. Hành động này thể hiện sự nhất quán trong quan niệm sống của Trương Ba, toát lên nhân cách cao thượng và bộc lộ chiều sâu tư tưởng tác phẩm.
4. Nghệ thuật: hành động nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách; độc thoại nội tâm; xây dựng những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí....

Đề cương sơ lược phần thơ ca 12



1. Tác phẩm “Tây tiến”: 
a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác:
- Binh đoàn TT thành lập xuân năm 1947 -> nhiệm vụ quốc tế
-> địa bàn hoạt động rộng lớn từ Thanh Hóa tới Thượng Lào vừa hiểm trở khắc nghiệt vừa thơ mộng trữ tình
Tuy vậy, lính Tây Tiến phần đông là thanh niên niên Hà Nội (QDũng là đội tr­ưởng)
Đơn vị chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới lạc quan, yêu đời, giàu ý chí quyết tâm. Tinh thần lãng mạn anh hùng
- Khi viết bài thơ này, Quang Dũng đã rời xa Tây Tiến, chuyển sang hoạt động ở đơn vị khác. Nhớ đồng đội cũ, ông viết bài Tây Tiến năm 1948 tại Phù L­u Chanh (lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến)
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).
b. Phân tích đoạn 1 và đoạn 3:
      * Nội dung : tác phẩm ngợi ca phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu n­ớc của các chiến sĩ TT. Họ không sờn lòng trước khó khăn, gian khổ hi sinh bệnh tật, luôn phơi phới, lạc quan yêu đời, sắn sàng hi sinh vìg lý tưởng. Bên cạnh đó, tác phẩm còn làm nổi lên vẻ đẹp hoang sơ, kì thú, hấp dẫn của phong cảnh núi rừng Tây Bắc ăn khớp với tâm hồn lãng mạn, anh hùng của các chiến sĩ TT.
Tất cả đ­ược tái hiện trong mạch hồi ức, nỗi nhớ khôn nguôi của QD
  * Nghệ thuật: bút pháp chủ đạo là lãng mạn kết hợp với cảm hứng sử thi ngợi ca anh hùng ; Từ ngữ giàu chất tạo hình, chất thơ - nhạc ; Thanh điệu bay bổng – trầm hùng; Hệ thống từ ngữ đa nghĩa, cách sử dụng – diễn tả độc đáo (nhất là về sự hi sinh). Thủ pháp nhân hoá, ngắt nhịp...

2. Tác phẩm “Việt Bắc”: 
a. Trình bày ngắn gọn về sự nghiệp thơ ca Tố Hữu:
Giai đoạn 1 - Từ ấy (1937- 1946)
- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.
- Gồm có 3 phần:
a. Máu lửa:
b. Xiềng xích:
c. Giải phóng :
Giai đoạn 2 - Việt Bắc (1946- 1954) Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc và những con người trong kháng chiến
Giai đoạn 3 - Gió lộng (1955- 1961) Niềm vui lớn trước cuộc sống mới, con ngươì mới Vn và tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, niềm tin tất thắng
Giai đoạn 4 - Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977): Viết về cuộc khán chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc. Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến và niềm tin toàn thắng
Giai đoạn 5 - Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999 ): Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu sau hoà bình
Từ cái Tôi - chiến sĩ -> cái Tôi – công dân càng về sau là cái Tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. Chiêm nghiệm về cuộc sống nhưng vẫn tin tưởng vào cách mạng
b. Trình bày phong cách nghệ thuật tơ Tố Hữu:
* Về nội dung, tư tưởng: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
* Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà
- Về thể thơ:
+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Nhạc điệu dễ nhớ, dễ thuộc…
c. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác:
- Sau chiến thắng ĐBP, hiệp định Giơ-ner-ver về Đông Dương được kí kết, hoà bình lặp lại, miền Bắc được giải phóng.
- T10.1954, các cơ quan TW Đảng và chính phủ rời Chiến khu VB về HN – trang sử mới của dtộc được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, T.Hữu sáng tác tập Việt Bắc nổi tiếng
- Tác phẩm gồm 2 phần, đoạn trích giảng thuộc phần đầu – những kỉ niệm kháng chiến
d. Phân tích đoạn thơ:
Cảm hứng, nội dung và nghệ thuật cơ bản
* Cảm hứng chủ đạo: Kỉ niệm sâu nặng và cảm hứng ngợi ca. Bao trùm tâm trạng kẻ ở người đi là nỗi nhớ da diết, mênh mang với những sắc thái tình cảm (35 từ nhớ), đã làm sống dậy những kỉ niệm sâu nạng, nghĩa tình với thiên nhiên, con người và với cuộc sống kháng chiến gian khổ, hào hùng.
* Nghệ thuật:
- Tiêu biểu nhiều mặt cho phong cách thơ Tố Hữu: thơ trữ tình, chính trị; khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, giọng tâm tình ngọt ngào…
- Đậm đà tính dân tộc: như phần phong cách + Vận dụng lối tả cảnh của Truyện Kiều + Sử dụng ngôi phù hợp, linh hoạt + Gợi đến điểm sâu sắc nhất của tình cảm truyền thống gắn với yếu tố cách mạng: Đảng – K/chiến – Bác

3. Đất nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng): 
a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác:
- 1971 – tác giả đang trực tiếp tham chiến tại chiến khu Trị Thiên
- Hoàn thành và in lần đầu năm 1974
- Tác phẩm gồm 9 chương, đoạn trích thuộc phần đầu chương 5
b. Phân tích các đoạn thơ:
* Nội dung – tư tưởng:
Đất n­ước không ở đau xa, gắn với những gì gần gũi – thân thuộc bình dị của cuộc sống lao động th­ường nhật, hiện hình trong đời sống mỗi cá nhân;
Đất n­ước gắn với lịch sử lâu đời giành tự chủ – xây dựng – bảo vệ đất nư­ớc;
Đất n­ước bộc lộ trong yếu tố truyền thống, phong tục tập quán văn hoá đậm chất nhân văn
Đất n­ước gắn với lãnh thổ địa lý, với những danh lam thắng cảnh
Tất cả những hình ảnh ấy đã được phản ánh trong sản phẩm tinh thần nhân dân – ca dao, thần thoại
Cách khác, đất nư­ớc thuộc về nhân dân, nằm trong hình ảnh, tâm hồn mỗi ngư­ời dân Việt => “Đất Nư­ớc này là Đất N­ước của Nhân Dân, Đất N­ư­ớc của ca dao – thần thoại” => Kêu gọi đoàn kết, bảo vệ
* Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, cảm xúc tự nhiên nh­ng vẫn có trình tự kết cấu phù hợp.
- Thống nhất giữa cảm xúc và triết lý, chính luận và trữ tình
- Giọng thơ tha thiết, trang nghiêm, trầm lắng, cảm xúc dồn dập th­ường nén vào tâm t­ư
- Hình t­ượng như­ biểu t­ượng nh­ng có sức gợi cảm và liên tưởng mới mẻ.

4. Sóng:
- Đoạn 1, 2: Quy luật muôn đời của sóng và quy luật của tình yêu, tuổi trẻ.
- Đoạn 3, 4: Khát vọng lý giải tình yêu chân chính của người phụ nữ và sự thú nhận chân thành
- Đoạn 5, 6, 7: Khát vọng hạnh phúc trọn vẹn của người phụ nữ trước sự ngăn cách, cản ngăn và niềm tin vào tình yêu chân chính
- Đoạn 8: chút u sầu của người phụ nữ trước sự chảy trôi của thời gian và hãn hữu của đời người
- Đoạn cuối: Khát vọng hòa tan mình vào với tình yêu, tuổi trẻ
- Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ đ−ợc dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.
ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi

5. Ðàn ghita của Lorca:
a. Giải thích ý nghĩa nhan đề - lời đề từ:
- Tình yêu nước
- Tình yêu nghệ thuật
- Lời nhắn nhủ thế hệ trẻ
-> Lời ngợi ca anh hùng của Thanh thảo qua nghệ thuật ẩn dụ, biểu tượng
b. Phân tích đoạn thơ đầu:
- Người anh hùng biểu tượng cho đất nước TBN chống lại các thế lực bạo tàn
- Một nghệ sĩ tự do với khát vọng cống hiến trong nghệ thuật
- Một nghệ sĩ cô đơn, hành trình đơn độc trên con đường thực hiện lý tưởng cao đẹp
-> Lời ngợi ca anh hùng của Thanh thảo qua nghệ thuật ẩn dụ, biểu tượng
c. Giải thích ý nghĩa hình tượng tiếng đàn ở khổ 3,4:
- Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: Biểu tượng của tội ác – cái chết oan khuất; âm nhạc thành thân phận, tiếng đàn hóa linh hồn, thành cả thân thể và sinh thể -> nhân cách hóa tiếng đàn
- So sánh và chuyển đổi cảm giác (Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn): Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật về tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng, tình cảm của Lor-ca
- Nỗi niềm xót thương Lor-ca được chuyển hoá thành niềm tin bất tử của tiếng đàn Lor-ca : “Không ai…mọc hoang”
+ Cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào huỷ diệt được. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”.
tiếng đàn của Lor-ca, nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người và khát vọng tự do ông hằng ôm ấp là cái đẹp là vĩnh cửu, bất diệt
+ Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuổi tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca và cả nền văn chương TBN.
+ Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và biểu tượng