DỊCH TRANG NÀY

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Đề và Đáp án tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam


Đề khối C- 2004: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện nghèo lúc  chiều tối trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ cuả Thạch Lam                                                                                         
ĐÁP ÁN CUẢ BỘ GIÁO DỤC
I. Giới thiệu Thạch Lam và Hai Đứa Trẻ: 0,5đ
Thạch Lam (1910-1942 ) một tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn .Truyện ngắn Thạch Lam đậm phong vị trữ tình và thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc
Hai Đứa Trẻ( in trong tập Nắng Trong Vườn-1938 ) , một truyện ngắn tiêu biểu cuả TL, đã miêu tả đầy ám ảnh bức tranh đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối và tâm trạng đợi tàu cuả hai đứa trẻ.
II. Hình ảnh thiên nhiên( 1đ )
1.Thiên nhiên được miêu tả cụ thể( 0.5đ )
 Hình ảnh :Hoàng hôn đỏ rực , dãy tre làng sẫm đen . Đêm muà hạ êm như nhung , ngàn sao lấp lánh . Bóng tối thăm thẳm dày đặc.Âm thanh :tiếng ếch nhái , tiếng muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng. Mùi vị :mùi quen thuộc cuả cát bụi , mùi riêng cuả đất, cuả quê hương. Đặc điểm cuả bức tranh thiên nhiên: êm ả, đượm buồn , thấm đượm tình yêu cuả tác giả với những biểu hiện cuả hồn xưa dân tộc
2. Vai trò cuả bức tranh thiên nhiên:( 0.25đ )
a. Gợi được đặc trưng cuả không gian phố huyện . Thể hiện chủ đề cuả tp ( BCT )
b.Làm nền cho hoạt động cuả con người
c.Gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật
d. Tạo nên chất trữ tình cho truyện
3. Nghệ thuật tả thiên nhiên: ( 0.25đ )
a. Thiên được miêu tả qua con mắt quan sát cuả Liên
b. Câu văn có nhạc điệu như thơ
c. Bóng tối và ánh sáng được miêu tả đậm đặc để thể hiện chủ đề
d. Có sự hoà hợp màu sắc ,  âm thanh , mùi vị..
III. Hình ảnh con người phố huyện (1.5đ)
1.Hình ảnh con người hoạt động:( 0,75 )
a. Hình ảnh :Những người bán hàng về muộn đứng nán lại nói chuyện, mấy đưá trẻ nghèo nhặt nhạnh thanh tre nưá trên nền chợ.Mẹ con chị Tý bán nước, gánh phở cuả bác Siêu ,cảnh nhếch nhác cuả gia đình bác Sẩm , cưả hàng tạp hoá nhỏ cuả chị em Liên. Những người đi đón chủ, mấy cậu lính đi gọi chân tổ tôm..
b. Tâm trạng: buồn bã, ít hy vọng vào cách kiếm sống cầu may, mong đợi mơ hồ , xa xôi
c. Đặc điểm chung : héo hắt, xơ xác, mỏi mòn, tương hợp với bối cảnh thiên nhiên. Ngòi bút tả chân sắc xảo gần với nhà văn Hiện Thực Phê Phán
2. Tình cảm cuả nhà văn( 0,25 )
Thông cảm , xót thương , muốn có sự thay đổi cho cuộc đời họ . TL miêu tả được cái đẹp cuả tâm hồn họ : quan tâm đến nhau, sống bình dị an phận, không than trách, không phê phán
3. Nghệ thuật miêu tả :
a. Tập hợp một loạt chi tiết tương đồng gợi không khí tàn tạ :ngày tàn, chợ tàn , kiếp người tàn tạ .
b. Dựng những mẩu đối thoại vu vơ ;
c. nhấn mạnh sự đối lập bóng tối và ánh sang. Tập trung miêu tả tâm trạng Liên trong bóng tối
KL: Hiện thực kết hợp nhận đạo và thi vị.

----------------------------------
Đề khối C – ĐH 2009: Anh/ch hãy nêu những nét chính về tình cm nhân đo bút pháp nghệ thuật ca Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
1. Tình cảm nhân đạo
- Tấm lòng thương cảm sâu xa đối với những kiếp ngưi nhỏ bé, sống cực, qun quanh, mòn mỏi nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối.
- Sự trân trng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát đổi đời âm thầm của họ.
2. Bút pháp nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn với hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loi truyn không có cốt truyện.
- Phối hợp nhuần nhị giữa tả cảnh với t tình; sử dụng điêu luyện ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ.
-----------------------------------------------------
Đề ( ĐH Tổng hợp Tp HCM 1995)  :Đối với tôi,  văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại , văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vưà tố cáo và thay đổi một  thế giới giả dối và tàn ác, vưà làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn“  ( Lời tưạ Gió Lạnh Đầu Muà )
                             Anh/ chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên cuả ThạchLam.
I.Giải thích :
1. Thạch Lam phủ định văn chương lãng mạn thoát ly :
Mặc dù Thạch lam là một nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn nhưng ông phủ định văn chương lãng mạn thoát ly “ Đối với tôi,văn chương không phải là một cáchđem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên”
Văn chương Lãng Mạn 1930-1945 tập trung vào chủ đề tình yêu , thể hiện cái tôi cá nhân chủ nghiã bế tắc, thoát ly hưởng thụ. Tự Lực Văn Đoàn với các tác phẩm tình yêu từ  Đoạn Tuyệt, Nưả Chùng Xuân là tình yêu lý tưởng đến tình yêu thực dụng trong Lạnh Lùng, Đời Mưa Gió .Thơ Mới từ Chế Lan Viên ( Điêu Tàn ) đến Vũ Hoàng  Chưong ( thơ Say ) đến hàn Mặc Tử ( thơ Điên-Loạn ) và Xuân Thu Nhã Tập ( thơ bế tắc )
            Xuân Diệu có một “tuyên ngôn” thoát ly
                                    “ Là thi sĩ nghiã là ru với gió
                                       Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây “
                                                                     ( Cảm Xúc -Xuân Diệu )
                Chế Lan Viên phủ định tất cả
                                    “  Với tôi tất cả như vô nghiã ,
                                       Tất cả không ngoài nghiã khổ đau “
                                                                     ( Xuân - Chế Lan Viên )
2. Thạch Lam coi trọng chức năng xã hội cuả văn chương
Văn chương là để  cải tạo xã hội : “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vưà tố cáo và thay đổi một  thế giới giả dối và tàn ác ”Thế giới giả dối tàn ác ấy chính là xã hội TDPK 30-45
TL cũng coi trọng chức năng giáo dục cuả văn chương :làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn “
II Bình luân :
1.Quan điểm cuả TL là quan điểm tiến bộ :
Quan điểm văn chương cải tạo xã hội gần với quan điểm văn chương cách mạng
 “ Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ
 Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền“ ( Là Thi Sĩ – Sóng Hồng )
TL coi trọng chức năng giáo dục cuả văn chương , vì văn chương tác động làm thay  đổi thế giới quan nhân sinh quan người đọc.Muốn xã hội tốt hơn phải làm cho tâm hồn người đọctốt hơn
2. TL thực hiện thế nào quan điểm trên
Ông vạch trần xã hội giả dối tàn ác trong những truyện như :  Đói , Hai Lần Chết,  Nhà Mẹ Lê
Ông tập trung miêu tả cái đẹp trong quan hệ người với người : Gió lạnh Đầu Muà , Dưới Bóng Hoàng Lan , Hai đưá Trẻ. Tác phẩm cuả ông còn miêu tả được cái đẹp dân tộc trong khung cảnh, lối sống, quan hệ.. Thấm đượm chất trữ tình thi vị và tình cảm nhân đạo sâu sắc
3. Hạn chế: TL vẫn là nhà văn lãng mạn , chưa miêu tả được bản chất mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh CM cuả nhân dân
-------------------------------------------------------------------------------------
Đề: Trong Hai Đứa Trẻ, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động trước tâm trạng  của hai chị em Liên và An, đêm đêm chờ đợi chuyến tàu đi qua phố huyện .  Hãy phân tích tâm trạng đó và cho biết qua đây ta có thể hiểu gì về tấm  lòng của tác giả
I. Tâm Trạng nhân vật Liên :
1. Hoàn cảnh cuả nhân vật( hoàn cảnh chi phối tâm trạng )
Gia đình đang trong cảnh cha thất nghiệp, mẹ tần tảo. Liên phải phụ mẹ coi quán hàng xén .. Phải xa Hànội. Cảnh ngày tàn, chiều xuống và đêm đen bao trùm tác động đến tâm trạng Liên . Nhưng ở tuổi cuả Liên, chưa có tâm trạng ( như là dòng chảy cảm xúc suy nghĩ ). Tâm trạng Liên thể hiện qua mắt nhìn cuả Liên trên cảnh vật
2. Liên buồn trước thực tại
Cảnh ngày tàn ” Liên không hiểu sao , nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc cuả ngày tàn
Buồn nuối tiếc quá khứ, buổi tối khi còn ở Hànội, Liên được đi chơi, được uống  những cốc nuớc lạnh xanh đỏ. Buồn trước cuộc sống lam lũ, tù đọng, nghèo đói, tăm tối
Mấy đưá trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm Tòi . Chúng nhặt nhạnh thanh nưá thanh tre..Liên trông thấy động long thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó
Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước cuả chị Tý
Mẹ con chị Tý dọn hàng chẳng bán được gì. Hôm nay chợ phiên mà Liên bán hàng “ chẳng ăn thua gì ‘. Gia đình bác sẩm lê la ở dưới đất , tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. “Đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối
3. Liên mơ ước một thế giới khác
Liên thức để chờ tàu là để đuợc nhìn thấy một thế giới khác : thế giới đầy ánh sáng , chuyển động , vui vẻ khác với thế giới tăm tối tù đọnghiện tại .
Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái quầng sáng ngọn đèn chị Tý và ánh sáng lửa của bác Siêu. Đêm tối bao bọc xung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”                               
TL tập trung miêu tả tâm trạng chờ tàu và cái nhìn cuả Liên lúc đoàn tàu đi qua .Đoàn tàu đến là một “ làn khói bừng sang tắng lên từ xa “. Khi tàu qua : “các toa đèn sáng trưng.., đồng và kền lấp lánh “và các cưả kính sáng. Khi tàu đi khổi , “ những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt “ . Màu trắng , đỏ, vàng lấp lánh là màu cuả rực rở niềm vui. Những âm thanh nhanh, mạnh , dồn dập : tiếng còi rít lên , tàu rầm rộ đi tới .. tất cả tương phản với thực tại tăm tối cuả Liên
II. Tư Tưởng nhân đạo cuả Thạch lam
TL xót thươngnhững kiếp người sống trong tăm tối tù đọng và nói lên khát vọng về một thế giới tươi sáng cuả họ. TL miêu tả chi tiết tâm trạng Liên, dõi theo những hướng nhìn cuả chị và nhập thân vào Liên để sống với những ước mơ. Miêu tả tinh tế những khoảng mơ hồ trong tâm hồn Liên ( lúc sắp ngủ ..)
Tuy nhiên TL không chỉ ra nguyên nhân xã hội cuả cuộc sống nghèo khổ, không chỉ ra con đường
thay đổi xã hội  tù đọng tăm tối.
TT miêu tả nâng niu những nét đẹp bình dị cuả cảnh sắc quê hương , cuả tình người ( Liên đối với trẻ em nghèo, với chị Tý, với cha mẹ ) dù cuộc sống nghèo khổ. Truyện có màu sắc lãng mạn .
TL miêu tả tình cảnh những đưa trẻ không có tuổi thơ phải lam lũ lao động và lên tiếng  nhắc nhở mọi người phải trả lại tuổi thơ cho trẻ ( chị em Liên phải bán hang chờ tới khuya tàu về,  Con chị Tý giúp mẹ khuân ghế nhóm lưả , những đưá con bác sẩm bò lê trên đất , những đưá trẻ nhặt rác ở chợ ..)
--------------------------------------------------------------------------
ĐỀ :Thạch Lam là cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc… Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Nhà văn đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế”(SGK)
        Phân tích truyện Hai Đứa Trẻ làm rõ nhận định trên       
I.Giới thiệu Thạch Lam(tiểu sử và tác phẩm, giới thiệu nhận định của SGK)
II. Thạch Lam là cây bút tài hoa
Chất tài hoa cuả TL thể hiện ở :
1. Truyện TL thường không có cốt truyện.
Cốt truyện là yếu tố tạo nên câu chuyện. Đó là những tình tiết, những sự kiện , những hoàn cảnh trong đó nhân vật đi hết số phận cuả mình .Chẳng hạn :Đồng Hào Có Ma ( Nguyễn Công Hoan ) hay Lão Hạc ( Nam Cao ) những tình tiết biến chuyển nhanh, qua đó số phận nhân vật hiện lên, nhờ đó chủ đề, tư tưởng tp tỏ lộ.
Hai Đưá trẻkhông có cốt truyện. Nội dung câu truyện chỉ là bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tối, với vài hình ảnh được vẽ phác thảo. Nhân vật như bà cụ Thi chỉ xuất hiện  thoáng qua. Các nhân vật như đứng im , tù đọng trong bóng tối. Cả câu chuyện chỉ diễn ra trong mắt nhìn tâm trạng đợi tàu cuả Liên. Chuyến tàu đến và đi cũng thoáng qua. Thế nhưng Hai Đưá trẻ để lại ấn tượng sâu sắc. Tuyến thời gian, tâm trạng đợi tàu cuả Liên làm nên sự phát triển cuả mạch truyện . Cảnh đời, số phận nhân vật tạo nên chất truyện
2.Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn
Thơ trữ tình là  thơ miêu tả sự vận động của tâm trạng. Hai Đứa Trẻ chủ yếu là tâm trạng của Liên. Đó là tâm trạng  buồn bàng bạc trong cả câu chuyện. Giọng văn Thạch Lam hồn hậu, giàu nhạc điệu, chất thơ thấm trong mọi chi tiết của câu truyện, cái đẹp toát ra từ trong những hoàn cảnh tăm tối khó nghèo. Hai Đưá trẻ như một bài thơ trữ tình đượm buồn.
TL đặc biệt miêu tả thành công trạng thái mơ hồnhưng tinh tế cuả tâm hồn trẻ thơ. Nỗi buồn mơ hồ cuả Liên trước ngày tàn. Vũ trụ, bầu trời ban đêm đầy sao , mờ mịt trong tâm trí cuả trẻ. Chỉ là ánh đèn xe lưả cũng đủ gợi ra bao nhiêu hầp dẫn mơ tưởng cuả tâm hồn Liên  và trạng thái mơ hồ trước khi Liên chìm vào giấc ngủ
3.Ngòi bút TL tinh tếtrong miêu tả thiên nhiên và tâm hồn con người . TL có thể miêu tả được những nhiều loại ánh sáng khác nhau trong đêm, cả ánh sáng con đom đóm dưới lá bàng, ánh sáng soi một bên những hòn đá nhỏ trên đường..Sự tinh tế còn thể hiện ở ánh sáng ngọn đèn chị Tý len cả vào giấc ngủ cuả Liên như một ám ảnh, như một biểu tượng cảnh sống tù đọng tăm tối.
II. Chiều sâu ngòi bút TL là tấm lòng yêu thương con người
Tấm lòng ấy thể hiện ở ngòi bút TL hướng về những ngừơi ngheò khổ, cảm thông với cảnh sống nghèo khổ tù đọng tăm tối và lên tiếng nói cho khát vọng vuả họ. Chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn cái hàng nước , bán bát nước chè tươi, điếu thuốc lào, chẳng kiếm được bao nhiêu , nhưng ngày nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm. Vợ chồng bác sẩm góp chguyện bằng tiếng đàn bầu bần bật, thằng con bò ra đất, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường..
Tấm lòng ấy thể hiện ở thái độ trân trọng nâng niu những cái đẹp quê hương dân tộc  cuả ngàn xưa nơi thôn quê. Cảnh thiên nhiên đêm tối tuy tĩnh mịch nhưng đầy ánh sáng cùng với những sinh hoạt cuả người dân ban đêm : trẻ con chơi ở thềm hè tiếng cười nói vui vẻ, ban đêm nhìn trời ngắm sao. Con người thôn quê dù nghèo nhưng không ta thán, dù nghèo nhưng vẫn quan tâm đến nhau, cuộc sống bình an phẳng lặng. Tất cả đều cần cù lo toan làm việc, chịu thương chịu khó .
Tấm lòng thể hiện ở thái độ trách nhiệm cuả ngòi bút : TL muốn thay đổi một  thế giới giả dối và tàn ác, vưà làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Ở Hai Đưá Trẻ, TL miêu tả cái thế giới tù đọng và khát vọng đổi đời. Ngòi bút TL giúp người đọc nhìn ra nhiều cái đẹp ngay trong hoàn cảnh tăm tối , nhờ đó khẳng định long tin vào cuộc sống , góp phần làm phong phú tâm hồn người đọc..
KL: TL là nhà văn có phong cách riêng, tài hoa và giàu lòng nhân ái
(Ghi chú: khi viết thành bài luận, bạn thêm vào những dẫn chứng cần thiết, trích thêm những câu văn trong tác phẩm để dẫn chứng. Có vậy bài mới đạt yêu cầu)
---------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ: Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên.
Phong cách Thạch Lam thể hiện ở những đặc sắc nghệ thuật sau đây:
1.Truyện ngắn TL thường không có cốt truyện đặc biệt.
    Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn
Cốt truyệnlà một đặc điểm cấu trúc làm nên truyện . Cốt truyện gồm những biến cố là phát triển câu truyện.
Trong Hai Đưá Trẻ, chỉ có tuyến thời gian cùng với tuyến tâm lý đợi tàu cuả Liên. Không có biến có gì đặc biệt. Cả truyện là tâm trạng buồn cuả Liên, vì thế Hai Đưá Trẻ như bài thơ trữ tình đượm buồn
2. Yếu tố hiện thực và yếu tố thi vị trữ tình đan cài
Yếu tố hiện thựclàbức tranh phố huyện buồn tẻ, nghèo nàn, tù đọng.
Yếu tô thi vị trữ tình làthiên nhiên chiều đỏ rực. Đêm muà hạ êm như nhung.
Sự đan cài hiện thực và thi vịtạo nên đặc sắc phong cách TL .Hiện thực phố huyện tuy nghèo nàn, tù đọng, nhưng vẫn có cái đẹp, không đẫm nước mắt như truyện Nam Cao. Thiên nhiên đẹp, tình người đẹp. ái nghèo khổ cuả nông thôn là cái ngheò từ ngàn đời, nhưng người nông dân không ta thán, trái lại, vẫn cần cù lao động và hy vọng ngày mai. Văn TL giàu tình tự dân tộc.
3.  Trong Hai Đưá Trẻ, TL đi sâu miêu tả trạng thái cảm xúc mơ hồ, tề nhị
Đặc biệt là tâm trạng Liên lúc nhìn bầu trời đêm ngàn sao lấp lánh, tâm trạng Liên lúc sắp chìm vào giấc ngủ, với bao cảm nghĩ còn vương : hình ảnh đoàn tàu vưà qua, ngọn đèn chị Tý…
Rồi Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối. “
4. Sử dụng thành công thủ pháp tương phản
Tương phản ánh sáng và bóng tối. TL tập trung miêu tả bóng đêm dày đặc; tả ánh sáng ngọn đèn  chị Tý và ánh sáng  đoàn tàu như là một biểu tượng
“Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. “
  Tương phản quá khứ, hiện tại ( cuả Liên ), nhờđó bộc lộ được chủ đề tp
Hiện tại nghèo khổ :”Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.”
Quá khứ vui vẻ :”Liên nhớ lại khi ở Hà Nội,chịđược hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rõ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”
5. Giọng văn đằm thắm hồn hậu
Sự phối âm bằng trắc hài hoà tạo ra câu văn giàu chất thơ. Chất thơ còn thể hiện ở việc miêu tả đẹp  thiên nhiên, con người trong tăm tối và khát vọng ánh sáng
“[1]Liên lặng theo mơ tưởng. [2] Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. [3] Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. [4] Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. [5]Đêmtối vẫn bao bọc chung quanh, đêmcủa đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
Câu [1] nhiều thanh trắc, đối với câu [2] nhiều thanh bằng, nhạc điệu như thơ.Câu [2] kết nhịp bằng thanh trắc(sáng rực/ vui vẻ/ huyên náo) đối với câu [3] kết nhịp bằng thanh bằng (đi qua).Câu [4]dùng điệp cấu trúc tạo ra độ nhấn về nghĩa và về nhạc (khác hẳnđối với Liên/ khác hẳn cái vầng sáng).  Câu [5] phép trùng điệp và phối thanh bằng trắc tạo ra giọng hồn hậu nhẹ nhàng. 
Câu văn thể hiện tình cảm nhân đạo ở sự cảm thông với người nghèo khổ, nhất là   với những đưá trẻ nghèo
:”Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.”
6. Truyện TL thể hiện một quan điểm văn chương tiến bộ
Đối với tôi,văn chương không phải là một cáchđem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại , văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vưà tố cáo và thay đổi một  thế giới giả dối và tàn ác, vưà làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn “  ( Lời tưạ Gió Lạnh Đầu Muà )
Hai Đưá trẻ được viết để vưà làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn . Người đọc nhận ra đặc điểm con người VN : Tuy khó nghèo, tù đọng, nhưng con người VN vẫnhướng về thế giới cuả ánh sang, vẫn quan tâm thương yêu nhau…
KL: Hai Đưá Trẻ thể hiện đầy đủ đặc điểm phong cách TL
------------------------------------------------------------
ĐỀ :Có ý kiến cho rằng, trong truyện ngắn của Thạch Lam, hai yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình luôn đan cài xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông. Phân tích Hai Đứa Trẻ làm sáng tỏ nhận định trên
1 Khái niệm “ yếu tố “ cuả tác phẩm
            “ Yếu tố “ cuả tác phẩmlà một bộ phận cuả cấu trúc làm thành tác phẩm. Các yếu tố của  tác phẩm VH làlời văn, nhân vật, cốt truyện, nội dung, chủ đề, bút pháp.. đó là những yếu tố tham gia vào cấu trúc tạo nên tác phẩm
            Trong truyện ngắn Thạch Lam hai yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình đan cài nhau, tạo nên nét đặc sắc phong cách TL. Yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình là yếu tố chất liệu củanội dung và bút pháp thể hiện
2 Yếu tố hiện thực trong Hai Đưá Trẻ
Bức tranh sinh hoạt phố huyện nghèolúc tối và đêmtẻ nhạt, tù đọng :trẻ con nhặt rác, chị Tý dọn hàng, Bác Siêu, gia đình bác Sẩm, những người đi đón chủ.. đoàn tàu qua phố huyện
“Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.”
Những cảnh đời, những số phậnnghèo đáng thương : Gia cảnh Liên, gia đình bác sẩm. Cuộc sống tăm tối, tù đọng, bế tắc : buôn bán cầu may.
Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.”
 
Hiện thực được tả qua đôi mắt Liên, một cô bé mới lớn, chưa có ý thức xã hội vì thế có màu sắc lãng mạn. TL không miêu tả mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp như Nam Cao
3. Yếu tố thi vị trữ tình trong Hai Đưá Trẻ
Thi vịlà chất thơ, tức là cái đẹp gợi nhiều cảm xúc. Trữ tình là tâm trạng. Hiện thực được nhìn qua tâm trạng buồn cuả Liên. Yếu tố thi vị trữ tình là cái đẹp gợi nhiều xúc cảm
Đó là cảnh thiên nhiênbuổi chiều và đêm ở phố huyện đẹp, được miêu tả bằng câu văn giàu chất thơ
 “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”
Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát...Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông
Yếu tố thi vị trữ tình thể hiện đặc biệt ở bút pháp lãng mạn. Cảnh phố huyện tuy nghèo và tù đọng, tăm tối nhưng vẫn đẹp những tình tự dân tộc. Không gian đầy bóng tối nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng  cuả thiên nhiên và ánh sáng từ mỗi con người.Ngọn đèn chị Tý, bếp lưả bác Siêu, ngọn đèn cuả chị em Liên, đèn từ trong các nhà chiếu ra…Ánh sáng từ các toa tàu nhiều màu sắc ( Trắng, vàng, đỏ ) Bóng tối không che lấp được ánh sáng. Cái nghèo vẫn ánh lên  niềm hy vọng ở tương lai với niềm tin mơ hồ ( như niền khát vọng mơ hồ cuả Liên khi đoàn tàu đi qua ). Tuyệt nhiên không có chết chóc, máu và nuớc mắt ( như trong Lão hạc, Chí Phèo, Tắt đèn ..)
Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa...đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.”
Nhân vật Liênvới tâm trạng buồn mơ hồ, với những khát vọng mơ hồ cũng là một yếu tố vưà hiện thực vưà thi vị trữ tình
“Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. “
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
 Tưạ cưả nhìn xa nghĩ ngợi gì
          (Xuân Diệu)
4. Sự đan cài yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình làm nên phong cách đặc sắc ở TL
Miêu tả đan cài
Mở đầu truyện là thiên nhiêu buổi chiều đẹp, phố xá lên đèn lấp lánh. Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc cuả ngày tàn. Đó là yếu tố thi vị trữ tình. Tiếp ngay lúc đó là yếu tố hiện thực.  Liên nhìn thấy những đưá trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất nhặt nhạnh bất cứ cái gì có thể dùng được, Liên động lòng thương. Rồi hình ảnh mẹ con chị Tý xuất hiện. Chị Tý tảo tần ngày đêm nhưng chẳng kiếm được bao nhiêu, hình ảnh bà cụ Thi làm cho Liên sợ.
Trời bắt đầu đêm, một đêm muà hạ êm như nhung. Trên bầu trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh. Chị em Liên nhìn bầu trời đêm tìm sông Ngân Hà, tìm ông sao Thần Nông. Rồi Liên nhớ lại kỷ niệm những buổi tối ở Hà nội được đi chơi bờ hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Hà nội là một vùng sáng rực và lấp lánh. Đó là yếu tố thi vị trữ tình bên cạnh yếu tố hiện thực về gia cảnh Liên,  bố Liên thất nghiệp, mẹ làm hàng sáo, chị em Liên phải coi quán mãi tới khuya, hình ảnh bác Siêu, gia đình bác sẩm..
Phong cách TL
Sự đan cài yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình  là một nét riêng cuả phong các TL. TL là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Nhất Linh , Khái Hưng, Hoàng Đạo chủ yếu viết tác phẩm lãng mạn như : Đoạn Tuyệt, Nưả Chừng Xuân, Hồn Bướm Mơ Tiên, Trống Mái, trái lại, tác phẩm cuả TL nhiều yếu tố hiện thực như Nhà Mẹ Lê, Đói, Hai Lần Chết, Gío Lạnh Đầu Muà
Nhưng so với các nhà văn hiện thực khác như Ngô Tất Tồ ( Tắt Đèn ), Nam Cao ( Lão hạc, Chí Phèo, Giăng Sáng, Đời Thưà ..) tác phẩm cuả TL nhiều yếu tố thi vị. TL không miêu tả bản chất mâu thuẫn giai cấp như Ngô Tất Tố hay Nam Cao..vì thế yếu tố hiện thực cuả tác phẩm TL mới chỉ là hiện tượng, thể hiện tình cảm nhân đạo cuả nhà văn
TL miêu tả cái đẹp trong cuộc sống đời thường, cái đẹp cuả cảnh vật, cái đẹp cuả tình người, cái đẹp cuả nếp sống, cuả văn hoá Việt Nam. Chẳng hạn một chi tiết rất nhỏ :“ một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sang nhỏ xanh lấp lánh. Rồi hoa bang rụng xuống vai Liên khe khẽ..” Xe lưả  chạy là hình ảnh đời thường ai cũng biết và chẳng mấy khi để ý, vì chúng chẳng có gì ngoài sự ồn ào xô bồ. Nhưng TL lại nhìn ra cái đẹp cuả đoàn tàu : “ Một làn khói bừng sáng trắng lên  từ đằng xa …các toa đèn sáng trưng… đồng và kền lấp lánh. Đoàn tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt ..” TL dung ba nàu rực rỡ : tắng, vàng , đỏ làm tạo nên bức tranh vui rực rỡ. Ngô Tất Tố, Nam Cao không miêu tả cái đẹpnhư vậy, mà tập trung tố cáo hiện thực xã hội TDPK      
------------------------------------------------
ĐỀ: Hình tượng trẻ em trong Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam 
1. Trẻ em trong truyện là những ai ?
Đó là chị em Liên ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng, thức khuya  chờ tàu xuống  để bán hàng, may ra còn có một vài người mua
Mấy đưá trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, nhặt nhạnh bất cứ cái gì
Thằng cu con chị Tý bê xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng. Nó loay hoay nhóm lưả nấu nước chè phụ chị Tý
Khi đêm xuống, trẻ con tụ tập thềm hè, nói cười vui vẻ
Thằng con bác Sẩm bò ra đất nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát..
2. Hoàn cảnh chung cuả những đưá trẻ
Nghèo khó bẩn thỉu chẳng được học hành, chẳng được quan tâm, chẳng được vui chơi, phải phụ cha mẹ kiếm sống ( Chị em Liên, con chị Tý ..)
Chúng có những khát vọng thầm kín : Trẻ đi nhặt rác, Liên thương những đưá trẻ, Liên thức  chờ tàu chỉ điể nhìn ánh sáng đoàn tàu mà lặng yên mơ tưởng
Chúng làm cho bức tranh cuộc sống phố huyện trở nên đỡ tẻ nhạt,  bên cạnh cuộc sống lam lũ cuả người lớn và bong tối bao bọc chung quanh, bởi vì chúng hồn nhiên chơi đuà  ( con bác Sẩm bò ra đất nghịch rác, chị em Liên nhìn sao tìm sông Ngân hà, ông sao Thần Nông, những đưá trẻ  tụ tập vui chơi trên thềm hè..) bên cạnh “ chừng ấy người trong bong tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày cuả họ “
3. Hình tượng trẻ em
Nói hình ảnh trẻ em là hình tượng, nghiã là hình ảnh ấy chưá đựng tư tưởng tình cảm và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm
Nhan đề tác phẩm là Hai Đưá Trẻ, TL đã lưu ý người đọc về hình tượng trẻ em trong tác phẩm. Không chú ý điều này, khi đọc tác phẩm sẽ có thể nhìn lệch hướng chủ đề, dù rằng Nhân vật trung tâm là Liên, truyện cuả cô bé tên Liên, mới lớn.
 Qua Liên và những đưá trẻ, TL muốn nói điều gì ? ( Chủ đề và tư tưởng cuả tác phẩm )
TL lưu ý người đọc về tình cảnh trẻ em không được học hành, không được vui chơi, phải lam lũ phụ cha mẹ kiếm sống. Khát vọng cuả chúng là khát vọng về một thế giới rực rỡ ánh sáng, nhưng chúng phải sống trong hoàn cảnhkhó nghèo, tăm tối, tù đọng, không có ngày mai
Qua đó TL thể hiện tình cảm nhân đạo. TL yêu thương trẻ em, hiểu thấu những khát vọng thầm kín mơ hồ cuả chúng, lên tiếng nòi đòi phải trả lại tuổi thơ cho trẻ. Đoạn văn tả tâm trạng Liên đứng nhìn tàu là một đoạn văn đầy xúc cảm
“Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. “
 
Giá trị thẩm mỹ hình ảnh những đưá trẻ
Nhân vật Liên tiêu biểu cho những nét đẹp cuả trẻ em nông thôn xưa, đảm đang, chu tất, biết quan tâm đến cha mẹ và những người xung quanh
Qua mắt nhìn và tâm trạng Liên, hiện thực hiện lên vưà chân thực hồn nhiên, vưà đẹp lãng mạn. Điều ấy tạo nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật cuả TL. Hình ảnh những đưá trẻ tạo nên một bức tranh sinh động riêng , vui tươi, bên cạnh những con người lam lũ, tăm tối cuả phố huyện nghèo.
           Dù sao đó vẫn là những hình ảnh lãng mạn về trẻ, khác với Cái Tý, Thằng Dần con chị Dậu  
           đói vàng mắt ( Tắt Đèn ), khác với những đưá trẻ cuả Nam Cao phải đi ở đợ hoặc bị bán đi 
          vì cha mẹ nghèo quá. 

2 nhận xét:

  1. Pretty! This has been an incredibly wonderful post

    Trả lờiXóa
  2. thank you for your words comments. we will try to do better!
    Mong bạn phản hồi bằng tiếng Việt (hope your feedback in Vietnames!)

    Trả lờiXóa

Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.