DỊCH TRANG NÀY

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 3

 The Simple Past Tense (Thì quá khứ đơn)
a) Định nghĩa: là thì để mô tả một hành động xảy ra trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:                  {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                        {-------------did--------Verb(-ed/V3)}
- Với câu khẳng định: Không sử dụng trợ động từ did cho tất cả các trường hợp, chỉ sử dụng động từ chính với hậu tố -ed được thêm vào nếu là động từ thường hoặc ở cột 2 (lưu ý là cột thứ 2 trong bảng động từ bất qui tắc) nếu là động từ bất qui tắc.
- Với câu phủ định: Sử dụng trợ động từ DID thêm NOT ở phía sau, động từ chính ở dạng nguyên mẫu (base or bare-inf).
Riêng trường hợp động từ chính là TO BE ở cột 2 (was/were) thì thêm NOT phía sau TO BE (was/were) không sử dụng trợ động từ DID.
- Với câu nghi vấn: Mang trợ động từ DID ra trước chủ từ, động từ chính ở dạng nguyên mẫu, phía cuối câu có dấu chấm hỏi "?". Trường hợp ngoại lệ, nếu trường hợp động từ chính là TO BE ở cột 2 (was/were), thì mang TO BE ra trước chủ từ và cuối câu thêm dấu chấm hỏi "?" (không sử dụng trợ động từ DID cho trường hợp này).Sau đây là các ví dụ:
-Trường hợp động từ chính là động từ thường.

- Trường hợp động từ chính là TO BE (was/were) ở cột 2 (bất qui tắc)

 Lưu ý: Chúng ta thường sử dụng Thì quá khứ đơn trong các trường hợp sau:
- Mô tả một hành động (sự kiện) đã xảy ra trong quá khứ
- Hoặc một hành động (sự kiện) đã hoàn thành xong.
- Dùng để tường thuật có liên quan thời gian hoặc địa điểm mà sự kiện đã xảy ra.
Vd1: I lived in that house when I was young.
vd2: He didn't like the movie.
vd3: What did you eat for dinner?vd4: John drove to London on Monday.
vd5: I was at work yesterday.
vd6: We were not late (for the train).
vd7: Were you angry?
 Trường hợp tổng quát, nếu các bạn muốn mô tả một hành động (sự kiện) trong quá khứ hoặc tường thuật lại hành động (sự kiện) có liên quan đến thời điểm hoặc nơi chốn, chúng ta nhất thiết phải sử dụng thì quá khứ đơn. Cần phân biệt rõ điểm này để có so sánh chính xác với Thì hiện tại hoàn thành. Điều đã nói dễ thấy nhất ở các bài văn tường thuật vì Thì được sử dụng chủ yếu là Quá khứ đơn.



 The Past Continuous Tense (Thì quá khứ tiếp diễn)
a) Định nghĩa: là thì mô tả một hành động tại một thời điểm cụ thể diễn ra trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:                {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                   {----------was/were------Verb-ing---}
- Với câu khẳng định: trợ động từ luôn là TO BE (was/were) đã chia theo các ngôi, động từ chính phải thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: thêm NOT vào trợ động từ TO BE (was/were), động từ chính phải thêm hậu tố -ing.
- Với câu nghi vấn: Chuyển trợ động từ TO BE (was/were) ra trước chủ từ, động từ chính phải thêm hậu tố -ing, phía cuối câu luôn có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là ví dụ cụ thể cho 3 trường hợp câu:

 Lưu ý: Chúng ta thường sử dụng thì quá khứ tiếp diễn trong các trường hợp:
- Mô tả một hành động ngắn xảy ra đồng thời với một hành động một thời điểm cụ thể trong quá khứ
vd: She was cooking when I telephoned her
- Mô tả một hành động dài xảy ra suốt trong quá khứ. vd: I was working at 10pm last night.
- Sử dụng mệnh đề while, when để phân biệt hành động "ngắn" và "dài" cho thì quá khứ tiếp diễn: when + hành động ngắn (mệnh đề sau when là thì quá khứ đơn)
I was watching TV when you telephoned (gọi điện là hành động ngắn)
while + hành động dài (mệnh đề sau while là thì quá khứ tiếp diễn)
You telephoned while I was watching TV (xem TV là hành động dài tại thời điểm cụ thể trong quá khứ)

                                                                                                                      (sưu tầm)

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 4

 The Past Perfect Tense (Thì Quá Khứ Hoàn Thành)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động đã xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:                       {Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
                                            {------------HAD---------V(-ed/V3)--}
- Với câu khẳng định: trợ động từ luôn là HAD, động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc.
- Với câu phủ định: thêm NOT sau trợ động từ HAD, động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc.
- Với câu nghi vấn: mang HAD ra phía trước chủ từ, động từ chính là động từ được thêm hậu tố -ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc. Phía cuối câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".Sau đây là ví dụ:

Lưu ý: Đây là một thì khá dễ và thường được ví như là "quá khứ của quá khứ", tức là để mô tả một hành động cuả quá khứ trước quá khứ.
vd: The train had left when we arrived
Thì này cũng được sử dụng cho dạng câu tường thuật, chẳng hạn tôi nói với bạn:
- "You are too late. The train has left.
"Và câu mà bạn thuật lại với mọi người là:
- "We were too late. The train had left."

 The Past Perfect Continuous Tense (Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động diễn ra lâu hơn trong quá khứ trước một hành động khác diễn ra trong quá khứ.
b) Ngữ pháp:        {Chủ từ + Trợ động từ 1 + Trợ động từ 2 + Động từ chính}
                          {----------------HAD-------------BEEN-----------Verb-ing----}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 luôn là HAD cho các ngôi, trợ động từ 2 luôn là BEEN và động từ chính phải thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: Thêm NOT sau trợ động từ 1 HAD, trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở "câu khẳng định".
- Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ 1 HAD ra trước chủ từ theo các ngôi thứ đã chia. Trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở trên. Cuối câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".Sau đây là ví dụ cho 3 trường hợp câu nói trên:
 Lưu ý: - Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được sử dụng trong trường hợp một hành động diễn ra lâu hơn trong quá khứ, trước khi có một hành động nối tiếp nó được diễn ra tại thời điểm được mô tả trong quá khứ.
Ví dụ: Zed started waiting at 9am. Doangia arrived at 11am. When Dongia arrived, Zed had been waiting for two hours. (Có nghĩa là tại thời điểm mô tả trong quá khứ lúc 11am trong quá khứ, thì lúc đó Zed đã đến được 2 giờ và vẫn còn đang đợi)
Vd2: I could smell cigarettes. Somebody had been smoking.
Vd3: Iceman was very tired. He had been running.
- Thêm một lưu ý nữa. Người ta có thể viết HAD -----như 'D trong câu quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
I had --------------- I 'd
She had ---------- She 'd
                                                                                             (sưu tầm)

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 5

9 - The simple future tense (Thì tương lai đơn):
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động sắp diễn ra hoặc sẽ diễn ra trong tương lai.
b) Cấu trúc:                              {Chủ từ + Trợ động từ + động từ chính}
                                                 {-------------will--------------main-v--}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ là WILL (viết tắt là 'LL) ứng với tất cả các ngôi, động từ chính là động từ nguyên mẫu.- Với câu phủ định: thêm NOT sau trợ động từ WILL, được viết là WON'T (WILL NOT) cho tất cả các ngôi, động từ chính là động từ nguyên mẫu.
- Với câu nghi vấn: đặt WILL ra trước chủ từ, động từ chính là động từ nguyên mẫu, phía cuối câu phải có dấu chấm hỏi "?". Sau đây là các ví dụ cho ba trường hợp câu đã nếu ở trên:

c) Lưu ý:- Thì tương lai đơn được sử dụng trong các trường hợp:
                     1) Mô tả một hành động mà chưa định sẵn kế hoạch:
 vd1: Hold on. I'll get a pen
vd2: We will see what we can do to help you.
                     2) Mô tả một hành động mang tính dự đoán:
vd3: It will rain tomorrow.
vd4: People won't go to Jupiter before the 22nd century.
                     3) Sử dụng động từ chính BE ở dạng nguyên mẫu cho cả hai trường hợp như đã nêu trên:
vd5: I'll be in London tomorrowvd6: Will you be at work tomorrow?
            Lưu ý: Trước đây khi sử dụng thì tương lai đơn trong Anh ngữ chính thống, người ta buộc sử dụng trợ động từ SHALL cho các ngôi thứ nhất là I và ngôi số nhiều WE (ex: I shall...., we shall...). Ngày nay trợ động từ này ít được sử dụng cho thì tương lai đơn. Nó chỉ còn được sử dụng cho mô tả một hành động chắc chắn sẽ xảy ra, hay một hành động mang tính quyết định dứt khoát, hay lời đề nghị, mệnh lệnh. Chẳng hạn:
vd6: you shall have a new dress for your birthday (chắc chắn là bạn sẽ có một chiếc áo mới vào ngày sinh nhật)
vd7: he shall be punished (thể nào thì nó chắc bị phạt)
- Dạng thì tương lai đơn còn được bắt gặp khi bạn nêu lên một ý nghĩ.
vd8: I think he 'll be here tomorrow
vd9: I think She'll buy a new laptop.



              Cách sử dụng will và be going to:
Sue is talking to Helen:
- Sue: Let's have a party.
- Helen: That's a great idea. We'll invite lots of people.
Later that day. Helen meets Dave:
- Sue: Sue and I decided to have a party. We're going to invite lots of people.
Chúng ta nhận thấy cả "will" và "be going to" đều tả một hành động trong tương lai. Tuy nhiên "will" dùng để chỉ một hành động được quyết định ngay lúc ta đang nói, còn "be going to" dùng để chỉ một hành động đã được quyết định trước đó rồi và nó sẽ diễn ra trong tương lai.
Hơn thế nữa, "be going to" còn được dùng để làm chung ta tin những sự việc sắp diễn ra hơn.
Ví dụ: The man is walking towards the hole now, so he is going to fall into it.



10 - The future continuous tense (thì tương lai tiếp diễn)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động sẽ xảy ra tại một thời điểm chính xác (đặc biệt) trong tương lai.
b) Ngữ pháp:           { Chủ từ + Trợ động từ 1 + Trợ động từ 2 + Động từ chính }
                              {----------------WILL-------------BE---------------V-ing--------}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 là WILL ('LL), trợ động từ 2 luôn là BE, và động từ chính thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: Thêm NOT vào sau trợ động từ 1 WILL (WILL NOT ~ WON"T), trợ động từ 2 luôn là BE và động từ chính thêm hậu tố -ing.
- Với câu nghi vấn: Mang trợ động từ 1 WILL ra trước chủ từ, trợ động từ 2 luôn là BE và động từ chính thêm hậu tố -ing. Phía sau câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".  Sau đây là ví dụ cho các trường hợp câu kể trên.

Lưu ý: Đây là một thì tương đối đơn giản. Nó mô tả một hành động diễn ra vào một thời điểm trong tương lai (một thời điểm chính xác, hay một thời điểm đặc biệt). Một điều cần lưu ý là hành động diễn tả này thường xảy ra trước một hành động sẽ hoàn thành tại thời điểm mô tả trong tương lai. Chẳng hạn, chúng ta sẽ bắt đầu làm việc lúc 7 giờ và sẽ hoàn thành lúc 9 giờ. Vậy thời điểm 8 giờ là thời điểm sẽ đang làm việc.
vd1: We will be playing foothball at 4pm tomorrow.v
d2: They won't be watching TV at 9pm tonight.
vd3: What will you be doing at 10pm tonight?
 
                                                                                             (sưu tầm)

KHÁI QUÁT VỀ CÁC THỜI TRONG TIẾNG ANH - Phần 6

11 - The future perfect tense                                            (Thì tương lai hoàn thành)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động diễn ra trước một hành động khác trong tương lai.
b) Mô tả:             -----------------Hiện tại-----------------Tương lai-----
                          ----------------------------------X--------/-------------
                          --------------------------------Thsd------/-------------
c) Ngữ pháp:                   {Chủ từ + Trợ động từ 1 + Trợ động từ 2 + Động từ chính}
                                            {---------------WILL---------HAVE-----------V-ed/V3----}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 là WILL, trợ động từ 2 luôn là HAVE cho tất cả các ngôi, động từ chính thêm hậu tố -ed nếu là động từ thường hay động từ ở cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc (Irregular verbs).
- Với câu phủ định: Thêm NOT vào trợ động từ 1 (WILL NOT ~ WON'T), trợ động từ 2 và động từ chính theo nguyên tắc đã nêu ở trên.
- Với câu nghi vấn: Mang trợ động từ 1 WILL ra phía trước chủ từ, trợ động từ 2 và động từ chính theo nguyên tắt kể trên.
Sau đây là ví dụ cho cả 3 trường hợp câu nêu trên:
   Lưu ý: Thì tương lai hoàn thành được sử dụng trong trường hợp muốn nhấn mạnh một hành động diễn ra trước một hành động khác ở tương lai.
Chẳng hạn: Xe bus sẽ rời bến lúc 7 giờ, Ic4ndo sẽ đến bến xe lúc 7 giờ 15. Vậy lúc Ic4ndo đến (trong tương lai), xe bus có thể đã đi rồi (trong tương lai).
vd1: You can call me at work at 8am. I will have arrived at the office by 8.
vd2: They will be tired when they arrive. They will not have slept for a long time.
=> Bạn có thể thấy rằng có một vài điểm tương đồng giữa Thì hiện tại hoàn thành và tương lai hoàn thành. Đó là sự nhấn mạnh một hành động chuyển tiếp giữa hai giai đoạn hành động. Khác là ở chỗ:
- Với thì hiện tại hoàn thành: Hành động chuyển tiếp giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ------X-----Hiện tại.
- Với thì tương lai hoàn thành: Hành động chuyển tiếp giữa hiện tại và tương lai. Hiện tại-----X-----Tương lai

12 - The future perfect continuous tense
                                             (Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn)
a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động dài trước một thời điểm diễn ra trong tương lai.
b) Ngữ pháp: { Chủ từ + Trợ động từ 1 + trợ động từ 2 + trợ động từ 3 + động từ chính }
                    { ---------------WILL-------------HAVE-----------BEEN------------V-ing--------}
- Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 luôn là WILL, trợ động từ 2 luôn là HAVE, trợ động từ 3 luôn là BEEN, động từ chính thêm hậu tố -ing.
- Với câu phủ định: Thêm NOT vào sau trợ động từ 1 WILL (WILL NOT ~ WON'T), các trợ động từ 2, 3 và động từ chính giữ nguyên tắc đã nói trên.
- Với câu nghi vấn: Mang trợ động từ 1 WILL ra trước chủ từ, các trợ động từ 2, 3 và động từ chính giữ nguyên tắc đã nói trên. Cuối câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là ví dụ cho các trường hợp câu đã nêu:

Nói chung đây là một thì ít được sử dụng. Tuy nhiên bạn có thể hiểu theo một cách thông thường là mô tả một hành động tiếp diễn quanh (trước và sau) một thời điểm diễn ra trong tương lai. Ví dụ tôi nói, "Thứ 2 tuần sau sẽ tròn 5 năm tôi làm việc ở đây", điều đó có nghĩa là Thứ 2 tuần sau là thời điểm trong tương lai, hiện tại tôi đã làm công việc này rồi, và sau Thứ 2 tuần sau tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc này.
Sau đây là các ví dụ cụ thể:
Vd1: I will have been working here for ten years next week.
Vd2: He will be tired when he arrives. He will have been travelling for 24 hours.
                                                                                               (sưu tầm)

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP HKII NGỮ VĂN KHỐI 11

A. CÂU HỎI TÁI HIỆN:

1. Vội vàng – Xuân Diệu:

a. Tác giả:

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu quê cha ở Can Lộc – Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định. Sáng tác cả trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945

- Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh); ông đem đến cho thơ đương thời sức sống mới, nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

- Từ sau Cách mạng, thơ XD bám lấy thực tế, giàu tính thời sự.

Đánh giá: là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ, đóng góp trên nhiều lĩnh vực với nền Văn học hiện đại

Xứng đáng là nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn. Được giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

- Kể tên 3 tác phẩm: Thơ thơ, Riêng chung, Phấn thông vàng…

b. Chủ đề, nhan đề Vội vàng:

Vội vàng là lời thúc giục, giục giã, nhắc nhở hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút giây của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến độ cuồng nhiệt. Đó mới thực sự là ý vị của hạnh phúc.

2. Tràng giang – Huy Cận:

a. Tác giả:

- Cù Huy Cận (1919 - 2005) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại, được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 1996

- Chịu ảnh hưởng của Văn học Pháp, tác giả xuất sắc của phong trào thơ mới

- Từ sau 1958, sáng tác của HC khá dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và xã hội.

Nhìn chung, thơ HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý.

- TP: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa…

b. Xuất xứ: Bài thơ là một trong những bài hay nhất, tiêu biểu cho thơ ca HC. Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1939 (rút từ tập Lửa thiêng – 1940) cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước

c. Chủ đề: Nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

d. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ:

+ Tràng giang hay trường giang đều có nghĩa là
 + Tràng giang hay trường giang đều có nghĩa là sông dài. Đây là cách diễn đạt mới, láy vần “ang” tạo âm hưởng vang xa vừa gợi ra được độ dài độ rộng của con sông.


+ Lời đề từ: Cảm xúc bâng khuâng, thương nhớ, luyến tiếc trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời rộng, sông dài): nỗi buồn phảng phất gợi lên bởi sự xa cách, chia li giữa trời và sông

+ Âm điệu buồn: cô đơn, hoang vắng, tàn lụi, đìu hiu, lặng lẽ…

3. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử:


a. Tác giả:

- Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940), có nhiều bút danh như Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh… sinh ra trong gia đình theo đạo Thiên Chúa; bản thân chịu bệnh tật và nhiều thiệt thòi. Nhưng ông cũng là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào thơ mới.

- Sớm bộc lộ tài năng thơ ca: bắt đầu với thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn.

- Thế giới trong thơ ca HMT là thế giới điên loạn và ma quái với diện mạo phức tạp, đầy bí ẩn nhưng người ta thấy ở thơ ông một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

- TP: Gái quê, Thơ Điên, Duyên kì ngộ…

b. Hoàn cảnh sáng tác: Lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, sau đổi thành Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên (1938 – sau đổi thành Đau thương); Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với cô gái thôn Vĩ Dạ - bên bờ sông Hương thơ mộng và trữ tình.

c. Ý nghĩa nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ:

- Là sự khẳng định chắc chắn về một địa danh – một địa danh thơ mộng trữ tình, hòa quện giữa người và cảnh, luôn ở trong tâm tưởng của tác giả.

- Nó như một tiếng reo vui khi đưa lòng mình trở về với nơi thân thương ấy; nhưng cũng là sự khao khát được giao hòa;

- Đọng lại là nỗi buồn, sự luyến tiếc về cảnh và tình của một con người khát vọng yêu mà không được yêu, thèm sống mà không được sống.

d. Chủ đề: Bức tranh phong cảnh xứ Huế đẹp, thơ mộng trữ tình, giàu sức sống, hài hòa giữa thiên nhiên và con người nhưng cũng buồn, tàn tạ trong trạng thái tan tác, chia lìa. Đằng sau đó là bức tranh tâm cảnh của HMT: nỗi buồn cô dơn về một mối tình xa xăm, vô vọng và tấm lòng thiết tha của thi sĩ với thiên nhiên, cuộc sống, con người.

4. Chiều tối – Hồ Chí Minh:


a. Hoàn cảnh sáng tác: SGK ngữ Văn 11 - tham khảo bài tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (lớp 12)


- Bác bị chuyển lao trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhưng lại là cơ hội để Người giao hòa với cảnh, với người. Bài Mộ (chiều tối) là bài thứ 31 của tập thơ lấy cảm hứng khi bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo (cuối mùa thu năm 1942)


b. Chủ đề: Hình ảnh thi nhân vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người và luôn hướng đến sự sống, ánh sáng, tương lai.

5. Từ ấy – Tố Hữu:


a. Tác giả (học lớp 12)


b. Xuất xứ:

- Tố Hữu lớn lên đúng vào thời kì Mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương phát triển mạnh mẽ. Tháng 7. 1938, Tố Hữu được kết nạp ĐCS. Từ ấy, thơ ca TH gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Bài thơ ra đời trong những buổi đầu bắt gặp lý tưởng cách mạng này. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Bài thơ thuộc phần I - Máu lửa. (xem thêm phần các chặng đường thơ Tố Hữu – bài về tác giả Tố Hữu ở lớp 12)

c. Chủ đề: Niềm vui lớn, tình cảm lớn, lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lý tưởng với cuộc đời nhà thơ.

d. Nhan đề: Nhan đề tác phẩm cho thấy được niềm vui lớn, tình cảm lớn, lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lý tưởng với cuộc đời nhà thơ.

B. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:

1. Nghị luận về hiện tượng xã hội, tư tưởng đạo lý.


2. Về cấu trúc thường gặp:

* Đặt vấn đề: giới thiệu được vấn đề nêu ra ở yêu cầu đề và trích dẫn ý kiến (danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ…nếu có)

* Triển khai vấn đề:

- Giải thích (nghĩa là gì?):

+ Xác định từ ngữ khó và giải thích

+ Tìm ý nghĩa chung của vấn đề đang cần bàn

- Bình luận (chứng minh):

+ Xác định luận điểm đa tuyến, đơn tuyến hay trung hòa.

+ Bình luận bằng cách đưa ra ý kiến đồng tình/phản đối, yêu/ghét về các mặt đúng/sai, lợi/hại…trên cơ sở phân tích, chứng minh về nguyên nhân, biểu hiện, kết quả và chỉ ra giải pháp (vì sao lại thế? Như thế nào? Thì sao? Cách giải quyết vấn đề?)

- Bài học cần đúc rút ra và hướng hành động bản thân

* Kết thúc: Đánh giá, khẳng định lại vấn đề và hướng người đọc tới hành động.

C. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

1. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng cần làm rõ được tư tưởng chủ đề/triết lý sống XD gửi gắm qua bài thơ.

2. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ làm rõ bức tranh ngoại cảnh và tâm cảnh của tác giả

3. Bài Chiều tối (mộ): phân tích tác phẩm để làm rõ

- Hình ảnh thi nhân vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người và luôn hướng đến sự sống, ánh sáng, tương lai.

- Tư tưởng nhân đạo

- Chất cổ điển và hiện đại

                                                                                                  Chúc các em ôn tập hiệu quả!

                                                                                                             Nguyễn Dương