DỊCH TRANG NÀY

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP HKII NGỮ VĂN KHỐI 11

A. CÂU HỎI TÁI HIỆN:

1. Vội vàng – Xuân Diệu:

a. Tác giả:

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu quê cha ở Can Lộc – Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định. Sáng tác cả trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945

- Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh); ông đem đến cho thơ đương thời sức sống mới, nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

- Từ sau Cách mạng, thơ XD bám lấy thực tế, giàu tính thời sự.

Đánh giá: là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ, đóng góp trên nhiều lĩnh vực với nền Văn học hiện đại

Xứng đáng là nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn. Được giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

- Kể tên 3 tác phẩm: Thơ thơ, Riêng chung, Phấn thông vàng…

b. Chủ đề, nhan đề Vội vàng:

Vội vàng là lời thúc giục, giục giã, nhắc nhở hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút giây của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến độ cuồng nhiệt. Đó mới thực sự là ý vị của hạnh phúc.

2. Tràng giang – Huy Cận:

a. Tác giả:

- Cù Huy Cận (1919 - 2005) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại, được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 1996

- Chịu ảnh hưởng của Văn học Pháp, tác giả xuất sắc của phong trào thơ mới

- Từ sau 1958, sáng tác của HC khá dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và xã hội.

Nhìn chung, thơ HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý.

- TP: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa…

b. Xuất xứ: Bài thơ là một trong những bài hay nhất, tiêu biểu cho thơ ca HC. Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1939 (rút từ tập Lửa thiêng – 1940) cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước

c. Chủ đề: Nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

d. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ:

+ Tràng giang hay trường giang đều có nghĩa là
 + Tràng giang hay trường giang đều có nghĩa là sông dài. Đây là cách diễn đạt mới, láy vần “ang” tạo âm hưởng vang xa vừa gợi ra được độ dài độ rộng của con sông.


+ Lời đề từ: Cảm xúc bâng khuâng, thương nhớ, luyến tiếc trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời rộng, sông dài): nỗi buồn phảng phất gợi lên bởi sự xa cách, chia li giữa trời và sông

+ Âm điệu buồn: cô đơn, hoang vắng, tàn lụi, đìu hiu, lặng lẽ…

3. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử:


a. Tác giả:

- Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940), có nhiều bút danh như Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh… sinh ra trong gia đình theo đạo Thiên Chúa; bản thân chịu bệnh tật và nhiều thiệt thòi. Nhưng ông cũng là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào thơ mới.

- Sớm bộc lộ tài năng thơ ca: bắt đầu với thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang khuynh hướng thơ mới lãng mạn.

- Thế giới trong thơ ca HMT là thế giới điên loạn và ma quái với diện mạo phức tạp, đầy bí ẩn nhưng người ta thấy ở thơ ông một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

- TP: Gái quê, Thơ Điên, Duyên kì ngộ…

b. Hoàn cảnh sáng tác: Lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, sau đổi thành Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên (1938 – sau đổi thành Đau thương); Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với cô gái thôn Vĩ Dạ - bên bờ sông Hương thơ mộng và trữ tình.

c. Ý nghĩa nhan đề Đây thôn Vĩ Dạ:

- Là sự khẳng định chắc chắn về một địa danh – một địa danh thơ mộng trữ tình, hòa quện giữa người và cảnh, luôn ở trong tâm tưởng của tác giả.

- Nó như một tiếng reo vui khi đưa lòng mình trở về với nơi thân thương ấy; nhưng cũng là sự khao khát được giao hòa;

- Đọng lại là nỗi buồn, sự luyến tiếc về cảnh và tình của một con người khát vọng yêu mà không được yêu, thèm sống mà không được sống.

d. Chủ đề: Bức tranh phong cảnh xứ Huế đẹp, thơ mộng trữ tình, giàu sức sống, hài hòa giữa thiên nhiên và con người nhưng cũng buồn, tàn tạ trong trạng thái tan tác, chia lìa. Đằng sau đó là bức tranh tâm cảnh của HMT: nỗi buồn cô dơn về một mối tình xa xăm, vô vọng và tấm lòng thiết tha của thi sĩ với thiên nhiên, cuộc sống, con người.

4. Chiều tối – Hồ Chí Minh:


a. Hoàn cảnh sáng tác: SGK ngữ Văn 11 - tham khảo bài tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (lớp 12)


- Bác bị chuyển lao trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhưng lại là cơ hội để Người giao hòa với cảnh, với người. Bài Mộ (chiều tối) là bài thứ 31 của tập thơ lấy cảm hứng khi bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo (cuối mùa thu năm 1942)


b. Chủ đề: Hình ảnh thi nhân vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người và luôn hướng đến sự sống, ánh sáng, tương lai.

5. Từ ấy – Tố Hữu:


a. Tác giả (học lớp 12)


b. Xuất xứ:

- Tố Hữu lớn lên đúng vào thời kì Mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương phát triển mạnh mẽ. Tháng 7. 1938, Tố Hữu được kết nạp ĐCS. Từ ấy, thơ ca TH gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Bài thơ ra đời trong những buổi đầu bắt gặp lý tưởng cách mạng này. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Bài thơ thuộc phần I - Máu lửa. (xem thêm phần các chặng đường thơ Tố Hữu – bài về tác giả Tố Hữu ở lớp 12)

c. Chủ đề: Niềm vui lớn, tình cảm lớn, lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lý tưởng với cuộc đời nhà thơ.

d. Nhan đề: Nhan đề tác phẩm cho thấy được niềm vui lớn, tình cảm lớn, lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lý tưởng với cuộc đời nhà thơ.

B. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:

1. Nghị luận về hiện tượng xã hội, tư tưởng đạo lý.


2. Về cấu trúc thường gặp:

* Đặt vấn đề: giới thiệu được vấn đề nêu ra ở yêu cầu đề và trích dẫn ý kiến (danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ…nếu có)

* Triển khai vấn đề:

- Giải thích (nghĩa là gì?):

+ Xác định từ ngữ khó và giải thích

+ Tìm ý nghĩa chung của vấn đề đang cần bàn

- Bình luận (chứng minh):

+ Xác định luận điểm đa tuyến, đơn tuyến hay trung hòa.

+ Bình luận bằng cách đưa ra ý kiến đồng tình/phản đối, yêu/ghét về các mặt đúng/sai, lợi/hại…trên cơ sở phân tích, chứng minh về nguyên nhân, biểu hiện, kết quả và chỉ ra giải pháp (vì sao lại thế? Như thế nào? Thì sao? Cách giải quyết vấn đề?)

- Bài học cần đúc rút ra và hướng hành động bản thân

* Kết thúc: Đánh giá, khẳng định lại vấn đề và hướng người đọc tới hành động.

C. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

1. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng cần làm rõ được tư tưởng chủ đề/triết lý sống XD gửi gắm qua bài thơ.

2. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ làm rõ bức tranh ngoại cảnh và tâm cảnh của tác giả

3. Bài Chiều tối (mộ): phân tích tác phẩm để làm rõ

- Hình ảnh thi nhân vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người và luôn hướng đến sự sống, ánh sáng, tương lai.

- Tư tưởng nhân đạo

- Chất cổ điển và hiện đại

                                                                                                  Chúc các em ôn tập hiệu quả!

                                                                                                             Nguyễn Dương

5 nhận xét:

  1. em truot dai hoc roi haha

    Trả lờiXóa
  2. "Hành sự tại nhân, thành sự tại thiên"; Đỗ/trượt đều là quan hệ nhân quả của việc chăm học hay chưa chăm học thôi mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ẹc..ẹc! kái nì thầy vẫn dùng choa năm nay ạk!

      Xóa
    2. Nghị luận văn học có 3 câu thôi à

      Xóa
  3. ẹc..ẹc, thì SGK có đổi đâu: từ năm 2008 tới nay vẫn cứ thế, chả đẻ thêm bài nào, chẳng bài nào khai tử. Giới hạn chương trình cũng vẫn vậy. Thế thì đổi như thế nào?

    Trả lờiXóa

Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.