Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
Đề khối C – 2004: Trình bày những ý chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
-----------------------------------------------------------
Đề văn khối D – 2006: Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nêu những đặc
sắc nghệ thuật của tác phẩm đó (đoạn trích
được học).
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt
Bắc:
- Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung.
Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương
của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình được lập
lại ở miền Bắc.
- Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian
khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với
quê hương Cách mạng.
2. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt
Bài thơ Việt Bắc
(đoạn trích được học) có nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
- Thể thơ
lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử
dụng thành công.
- Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống được dùng một cách sáng
tạo
để diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc và Cách mạng.
- Cặp đại từ nhân xưng mình
- ta với sự biến hóa linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa -
biểu cảm phong phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả.
- Những biện pháp tu từ (so sánh,
ẩn dụ, tượng trưng...)
quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ
của quần chúng được
dùng nhuần nhuyễn.
-----------------------------------------------------
Đề văn khối C –
2008: Anh/ chÞ h·y giíi
thiÖu ng¾n gän vÒ hai tËp th¬ Tõ Êy vµ
ViÖt B¾c cña Tè H÷u
1.
Tâp Từ ấy:
- Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1937
đến 1946 tương ứng với chặng đường cách mạng từ phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến. Tập thơ gồm ba
phần: Máu lửa, Xiềng xích,
Giải phóng. Qua ba phần ấy, cảm hứng thơ Tố Hữu vận động
từ niềm hân hoan của tâm hồn trẻ nhiều băn khoăn về lẽ sống bỗng được gặp ánh
sáng lí tưởng; rồi qua bao gian lao, thử thách, từng bước trưởng thành trên con đường đấu tranh cách mạng; đến niềm vui bất tuyệt, ngây ngất trước cuộc đổi đời vĩ đại của
dân tộc.
- Nổi bật lên ở tập Từ ấy là
chất lãng mạn trong trẻo của một hồn thơ trẻ say men lí tưởng; nhạy cảm với cảnh đời, tình đời; một cái tôi trữ tình mới, trong đó ý thức cá nhân đang từng bước hoà mình với đoàn thể, nhân quần; một giọng điệu thiết tha, sôi
nổi, nồng nhiệt.
2. Tập Việt Bắc:
- Việt Bắc là chặng đường thứ hai của thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời
gian từ 1947 đến 1954. Tập thơ là bản hùng ca phản ánh những chặng đường gian lao,
anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến ngày thắng
lợi.
Tập thơ hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, trước hết là công, nông, binh; kết tinh những
tình cảm lớn của con người Việt Nam mà bao trùm là tình
yêu nước.
- Ở Việt Bắc,
thơ Tố Hữu bay bổng và rộng mở trong cảm hứng sử thi - trữ tình mang hào khí thời đại; hình
thức thơ giàu tính dân tộc và đại chúng.
-----------------------------------------------------------------------------------
Đề khối C – ĐH 2009: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi
yêu nàng.
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng
cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố
Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
1. Vài nét về
tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau
Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của
ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong
chân thực và tinh tế của chàng trai
quê.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài
thơ
xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến.
2. Về đoạn thơ trong bài Tương tư
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ "tâm
bệnh" khó chữa của người đang yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, khoa trương...
3. Về
đoạn thơ trong bài Việt Bắc
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà
tình nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà
êm
đềm, đầm ấm.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt
uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức
lời
thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân
xứng, khéo léo...
3. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi
nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng
quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí
sự" về tương tư, với cách đối sánh táo bạo...; đoạn thơ trong
bài Việt Bắc là
nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách
ví von duyên dáng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.