Đề văn C – 2007: Bình giảng đoạn
thơ sau đây trong
bài Tống biệt
hành của Thâm Tâm:
Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không
thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình, một dửng dưng…
- Li khách! Li khách!
Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa
về bàn tay không,
Thì không bao giờ
nói trở lại!
Ba năm, mẹ
già cũng đừng mong.
1. Giới thiệu chung:
-Tống biệt hành của Thâm Tâm là một
trong những bài thơ nổi tiếng của
Thơ mới.
- Bài thơ vừa thể hiện tâm trạng chung của một lớp người đang tìm đường, vừa thể hiện được dấu ấn riêng của tác giả bởi hơi thơ trầm hùng, bi tráng, đặc biệt trong đoạn thơ đầu.
2. Bình giảng đoạn thơ (2,0 điểm)a. Bốn câu thơ đầu:
- Nhấn
mạnh không gian và thời gian của cuộc tiễn đưa. Đó là nơi không có bến sông
(khác với thơ ca xưa thường diễn ra nơi bến sông, con đò). Thời gian cũng không có gì đặc biệt (không thắm, không vàng vọt). Tác giả phủ nhận ngoại cảnh
(điệp từ không) nhằm tô
đậm nội tâm của kẻ ở, người đi.
- Bốn câu thơ đầu là hai câu hỏi tu từ với hai vế đối lập giữa cái không của ngoại
cảnh và cái có của
nội tâm để khẳng định tâm trạng day dứt, xốn xang (tiếng
sóng trong lòng) của người đưa tiễn và tâm trạng buồn thương, quyến luyến (bóng hoàng hôn trong mắt) của
người ra đi.
- Âm điệu vừa thiết tha, vừa khắc khoải (điệp từ sao, toàn thanh
bằng ở câu 1 và nhiều
thanh trắc ở câu 2) tạo không khí trầm buồn,
xao xuyến của buổi chia tay.
b. Sáu câu thơ tiếp:
- Hai câu thơ 5,6: Tác giả thể hiện rõ hơn sắc thái tâm trạng và thái độ của người ra đi cũng như người ở lại. Nếu như người đưa tiễn khẳng định “ta chỉ đưa người ấy”,
thì với người ra đi “Một giã gia đình, một dửng dưng”.
- Cách dùng từ Hán-Việt và hình thức độc thoại (câu 7) tạo sắc thái trang trọng, vừa
gợi tư thế dứt khoát của người đi, vừa thể hiện tâm trạng nén lòng của người ở lại - mãi dõi theo bóng người đi xa như không hề muốn có cuộc chia li. Chí nhớn nhưng con
đường nhỏ và bàn tay không làm nổi rõ những trăn trở, và dự cảm về những khó
khăn mà người ra đi phải
đối mặt.
- Những từ ngữ xưng hô (ta, người), từ phủ định (chưa, không, đừng) với âm điệu mạnh mẽ đã làm
cho câu thơ trở nên rắn rỏi,
thể hiện quyết tâm của người ra đi vì chí
lớn
“một đi không trở lại”. Từ dửng dưng và dấu chấm lửng cuối câu thơ thứ 6 thể hiện
sự kìm nén tình cảm và thái độ dứt khoát của người
đi.
- Hình ảnh mẹ già ở câu thơ thứ 10 làm cho
giọng thơ chùng xuống, dù có mềm lòng,
có níu kéo riêng tư, vẫn không ngăn
được quyết tâm của li khách.
3. Kết luận:
- Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của li khách trong thời đại mới và thể hiện sự ngưỡng vọng đối với những người ra đi vì nghĩa lớn, cũng là cách thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ
- Đoạn thơ vừa
cổ kính vừa hiện đại, đậm chất bi
tráng và “đượm chút bâng khuâng khó - Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của li khách trong thời đại mới và thể hiện sự ngưỡng vọng đối với những người ra đi vì nghĩa lớn, cũng là cách thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ
hiểu của thời đại” (Hoài Thanh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.