DỊCH TRANG NÀY

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử


Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Đề khối D – 2008: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của hàn Mặc Tử:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
                                                  (Toàn cảnh thôn Vĩ ngày nay)
(Hoàng Cúc - năm 30 tuổi trong trang phục y tá tình nguyện - người HMT tha 
thiết yêu với mối tình đơn phương )
1. Gii thiệu vài nét v tác gi và tác phẩm
- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, ma quái, xa lạ với cuộc sống đời thường, thi sĩ nhiều khi lại sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ, hồn nhiên và trong trẻo lạ thường.
- Đây thôn Vĩ Dạ (in trong tập Đau thương) là một thi phẩm nổi tiếng của Hàn Mặc Tử.
Bài thơ vừa tả cảnh đẹp thôn Vĩ Dạ, vừa bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình - thiết tha yêu đời nhưng cũng đầy u uẩn.
2. Cảm nhn về đoạn thơ
a. Cnh sắc thiên nhiên
- Cảnh thiên nhiên phiêu tán, phân li với sông nước, gió mây, hoa bắp, thuyền trăng, sông trăng huyền ảo; toát lên vẻ đẹp êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn.
- Xu thế vận động của thiên nhiên có sự tương phản: hầu hết sự vật chảy trôi đi, còn trăng thì ngược dòng trở lại, chứa đựng những nghịch cảnh
b. Tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Tâm trạng phức tạp với nhiều sắc thái chuyển hoá đan xen: lúc buồn bã, lo âu bởi dự cảm chia lìa; lúc bồi hồi, phấp phỏng bởi khao khát ngóng trông... Tất cả đều mong manh, khắc khoải gần như vô vọng.
- Tâm hồn tuy nặng trĩu u buồn, nhưng vẫn rộng mở để đón nhận những vẻ đẹp huyền ảo, thi vị của thiên nhiên; tấm lòng thiết tha với đời và khao khát sống vẫn cố níu giữ, bám víu cuộc đời.
c. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo, tài hoa, đầy ám ảnh: vừa dân dã vừa thi vị (dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay), vừa gợi tả vừa giàu sức biểu hiện (mây, gió); nét thực, nét ảo cứ chập chờn chuyển hoá (sông trăng, thuyền chở trăng)
- Nhịp điệu khi khoan, khi nhặt hoà hợp với giọng điệu khi trầm lắng, khi khẩn cầu biểu lộ cảm xúc u hoài mà tha thiết (thể hiện thành sự chuyển hoá âm điệu từ hai câu đầu đến hai câu sau).
- Nhiều thủ pháp nghệ thuật như phép đối (câu một), nhân hoá (ở hầu hết các hình ảnh thiên nhiên), đại từ phiếm chỉ và câu hỏi tu từ (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó... tối nay?) làm cho ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tài hoa, biểu lộ được nhiều trạng thái cảm xúc tinh tế.

3 nhận xét:

  1. Đọc bài thơ lại muốn cầm bút viết cho hết những cảm xúc văn chương,những ý vị độc đáo dành cho nhà thi sĩ họ Hàn.

    Trả lờiXóa
  2. thầy ơi sao k có đàn ghi ta cua Lorca

    Trả lờiXóa
  3. Bài này hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau. tài liệu tham khảo của Bộ giáo dục cũng chỉ nói chung chung. Mà cái nói chung chung thì chẳng có giá trị gì nên cũng chưa dám viết bạn ạ!

    Trả lờiXóa

Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.