Hồ Chí Minh và các tác phẩm
Đề thi khối D – 2002: Anh, chị hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu vắn tắt nội dung tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) của Chủ tịch Hồ Chí Minh (khoảng 30 dòng).
ý chính cần có:
ý 1: Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (tức Nhật kí trong tù). Như vậy, Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ được viết ở trong tù.
ý 2: Nội dung tập thơ Nhật kí trong tù:
a. Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
b. Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Chân dung Bác Hồ trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đoạ trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan.
- Chân dung Bác Hồ còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.
- Tâm hồn Bác nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập Nhật kí... bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn
------------------------------------------------
Đề khối C – 2004: Anh/chị hãy phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) và bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) ở tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) để làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh
------------------------------------------------
Đề khối C – 2005: Tóm tắt giá trị bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí minh
------------------------------------------------
ý chính cần có:
ý 1: Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (tức Nhật kí trong tù). Như vậy, Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ được viết ở trong tù.
ý 2: Nội dung tập thơ Nhật kí trong tù:
a. Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
b. Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Chân dung Bác Hồ trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đoạ trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan.
- Chân dung Bác Hồ còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.
- Tâm hồn Bác nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập Nhật kí... bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn
------------------------------------------------
Đề khối C – 2004: Anh/chị hãy phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) và bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) ở tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) để làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh
------------------------------------------------
Đề khối C – 2005: Tóm tắt giá trị bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí minh
------------------------------------------------
Đề văn D – 2007: Anh / chị
hãy trình bày hoàn cảnh ra đời
và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập
của Hồ Chí Minh.
1. Hoàn cảnh ra đời
- Ngày 19-8-1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản Tuyên
ngôn Độc lập tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
2. Mục đích sáng tác
- Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm
dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
- Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
-----------------------------------------------
-----------------------------------------------
Đề văn C – 2007:
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
1. Giới thiệu chung:
- Năm 1922 Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây. Chuyến
đi
này đã bị các nhà cách mạng yêu nước lên án mạnh mẽ. Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang ở
Pháp đã góp tiếng nói phê phán vua bù nhìn Khải Định và chính phủ Pháp bằng truyện Vi hành in trên báo Nhân
đạo (1923).
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật trào phúng để đạt mục đích trên.
2. Nghệ thuật trào phúng của truyện
a. Cách đặt nhan đề:
- Incognito nguyên văn tiếng Pháp có nghĩa là không ai biết, dùng tên giả. Dịch giả
Phạm
Huy Thông chuyển nghĩa Incognito sang tiếng Việt là “Vi hành”. Trong trường hợp này tác giả dùng theo ý mỉa mai vị vua An Nam tưởng là được nước Pháp quí trọng nhưng
sự thật thì không ai biết đến.
- Nhan đề tác
phẩm đã chứa đựng một sự mỉa mai,
giễu cợt.
b. Tạo tình huống nhầm lẫn:
- Tình huống nhầm lẫn: Trên tàu điện ngầm một đôi trai gái người Pháp nhầm tưởng nhân vật tôi - người kể chuyện là vua An Nam đang “vi hành” ở Pari. Tình huống này vừa oái oăm, vừa hài hước; vừa vô lí, vừa hợp lí nhằm lên án bản chất của vị vua An Nam.
- Tình
huống nhầm lẫn được tăng tiến dần (từ đôi nam nữ trên tàu điện, đến quần chúng,
thậm chí đến Chính phủ Pháp) có tác dụng vừa lên án vị vua An Nam, vừa giễu
cợt một cách kín đáo việc Chính phủ Pháp phái mật thám theo dõi những người Việt
Nam
yêu nước trên đất Pháp.
- Tình
huống nhầm lẫn nói trên làm cho việc lên án có tính khách quan (vì tất cả
những lời chê bai, bình phẩm về vua An Nam đều xuất phát từ miệng người Pháp) và
do đó có sức thuyết phục cao.
c. Cách dựng chân dung nhân vật biếm họa
- Miêu tả gián tiếp: nhân vật chính không xuất hiện trực tiếp, nhưng qua những lời
nhận xét, bình phẩm của đôi nam nữ người Pháp, bản chất và tính cách vị vua An
Nam vẫn được
hiện lên vừa rõ nét, vừa hài
hước.
- Nhờ việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết đặc sắc để miêu tả (ngoại hình xấu xí, trang
phục loè loẹt, điệu bộ lúng túng đến
thảm hại, hành vi mờ ám…), nhân vật vua An Nam
hiện lên như một bức chân dung biếm hoạ đặc sắc.
d. Lời văn châm biếm sắc sảo
- Giọng
văn: có đủ mọi chất giọng (tự sự, trữ tình, triết lí…), nhưng mỉa
mai là giọng chính. Tác giả
không dùng những lời lẽ đao to búa
lớn, chỉ nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu cay.
- Nhờ sử dụng nhiều
thủ pháp nghệ thuật (chơi chữ,
nói ngược, so sánh tạt ngang, câu hỏi tu từ…) lời văn
châm biếm trở
nên sắc sảo hơn, và sức công phá, đả kích cao hơn.
3. Kết luận:
- Tiếng
cười của truyện bật lên từ sự phát hiện những mâu thuẫn giữa hình thức và nội
dung, giữa hiện tượng và bản chất làm cho chân dung nhân vật vua An Nam được khắc hoạ rõ nét, nhờ đó tính chất châm biếm,
đả kích của tác phẩm sáng
rõ hơn.
- Nghệ thuật trào phúng của truyện vừa có chất thâm thuý, sâu sắc của phương Đông vừa mang
đậm chất trí tuệ và hiện đại
của văn xuôi phương Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.