ĐỀ - ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HKII 11
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRỜNG THPT SỐ 3- BẢO THẮNG
|
ĐỀ THI HỌC KÌ II - KHỐI 11
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
|
A. PHẦN LÀM RIÊNG:
ĐỀ I:
Câu 1(2 điểm ) : hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ nhật kí trong tù và bài thơ chiều tối của chủ tịch hồ chí minh.
Câu 2(3 điểm ) : hãy lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau:
hóy viết một bài văn ngắn trỡnh bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói :
“một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. ( theo sách dám thành công
- nhiều tác giả, nxb trẻ)
ĐỀ II:
Câu 1(2 điểm ) : nêu ý nghĩa nhan đề và lời đề từ (bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài) trong bài thơ tràng giang - huy cận.
Câu 2(3 điểm ) : hãy lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau:
hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói
“như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”
B. PHẦN LÀM CHUNG (5 ĐIỂM): phân tích đoạn thơ sau trong bài đây thôn vĩ dạ - hàn mặc tử
sao anh không về chơi thôn vĩ?
nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
vờn ai mớt quá xanh nh ngọc
lá trúc che ngang mặt chữ điền.
gió theo lối gió, mây đờng mây
dòng nớc buồn thiu, hoa bắp lay
thuyền ai đậu bến sông trăng đó
có chở trăng về kịp tối nay?
( Ngữ văn 11- tập hai)
---------------------------------------------
A. PHẦN LÀM RIÊNG:
ĐỀ I:
Câu 1 (2 điểm ):
hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ nhật kí trong tù và bài thơ
chiều tối của chủ tịch hồ chí minh.
- hoàn cảnh nhật kí trong tù (1,0
điểm):
+ tháng 8 năm 42, hồ chí minh sang trung quốc tranh thủ sự viện trợ của thế giới. sau nửa tháng đi bộ đến túc vinh - quảng tây
người bị chính quyền tưởng giới thạch bắt giam vô cớ.
+ trong 13 tháng ở tù người sáng tác tập nhật kí trong tù gồm 134 bài thơ.
- bài thơ chiều tối (1,0 điểm):
cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của hồ chí minh từ tĩnh tây đến thiên bảo cuối thu 1942.
Câu 2 (3 điểm ):
1. giải thích ý kiến
(0,5 điểm):
- về nội dung trực tiếp: câu nói trên nói về hậu quả về việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
- về thực chất: đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự trọng.
2. bình luận (1,25
điểm):
-người có lòng tự trọng luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, giúp con người lạc quan và thành công trong cuộc sống. do đó tự tin là đức tính quý báu.
- khi mất tự tin:
+ con người không tin vào bản thân đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực, ý chí, hi vọng, lạc quan…
+ con ngời không có khả năng đương đầu với những khó khăn.
3. bài học nhận thức (0,75
điểm):
- trong mọi hoàn cảnh khi gặp khó khăn, thử thách cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin.
luôn sống tự tin tránh chủ quan, phải biết lắng nghe học hỏi, tu dưỡng phẩm chất…đó là cơ sở của lòng tự tin.
ĐỀ II:
câu1(2điểm):nêu ý nghĩa nhan đề và lời đề từ (bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài) trong bài thơ Tràng giang - Huy Cận.
1. ý nghĩa nhan đề (1,0 điểm):
- so sánh tên gọi tràng giang và trường giang
- mặt khác với cách láy lại âm ang, sử dụng từ hán việt tạo âm hưởng dài rộng, lan tỏa ngân vang, cổ điển hiện đại.
2. lời đề từ (1,0 điểm):câu đề từ chính là định hướng cảm xúc cho toàn bài thơ :
bâng khuâng, sầu lan tỏa, nhẹ nhàng, sâu lắng trước cảnh sông dài trời rộng
B. PHẦN LÀM CHUNG (5 ĐIỂM): phân tích đoạn thơ sau trong bài đây thôn vĩ dạ - hàn mặc tử
1. Giới thiệu đoạn trích
(0,5 điểm):
2. Thân bài:
a. khổ 1 (1,5 điểm): cảnh ban mai và tình người tha thiết
+ câu 1 : câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái( lời trách móc, lời mời mọc).
+ ba câu sau : vẻ đẹp thiên nhiên thôn vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. đằnng sau đó là tâm hồn nhạy cảm yêu thiên nhiên, băn khoăn day dứt.
b. khổ 2 (1,5 điểm): cảnh hoàng hôn thôn vĩ và niềm đau cô lẻ , chia lìa
+ hai câu đầu : cảnh gió mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.
+ hai câu sau: sông hương trong đêm trăng lung linh huyền ảo vừa thực vừa mộng. đằng sau là tâm trạng đau đớn, khắc khoải, khao khát cháy bỏng.
c. nghệ thuật (0,5 điểm): trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh sáng tạo hòa quyện giũa thực và ảo, cách sử dụng các biện pháp tu từ: đối lập, nhân hóa,
trùng điệp, câu hỏi tu từ.
3. kết lại vấn đề.