DỊCH TRANG NÀY

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Đề cương sơ lược tác phẩm tự sự 12 - Phần 2



5. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác.
- Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, nhà văn viết Rừng xà nu như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân ta nói chung.
- Rừng xà nu đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2, 1965), sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Ý nghĩa nhan đề
- RXN là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên.
- Tựa đề RXN là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. RXN mang tính chất biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xôman với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng....
- Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đạn đại bác tàn phá mỗi ngày -> tg khẳng định con người TN vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng.
- Nhan đề RXN gợi tư tưởng chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi bi tráng của thiên truyện này.
Hình tượng cây xà nu
1
Hình tượng nhân vật Tnú

1. Cuộc đời Tnú gắn bó máu thịt với cuộc chiến đấu khốc liệt, anh hùng của dân
làng Xô Man.
2. Tnú tiêu biểu cho những phẩm chất, tính cách của con người Tây Nguyên:
- Trung thực, trong sáng.
- Yêu thương sâu nặng, đằm thắm, thuỷ chung; căm thù cháy bỏng.
- Hành động dứt khoát, quyết liệt; bất khuất; kiên trung.
- Khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt.
3. Đánh giá khái quát: Số phận, sự trưởng thành của Tnú tiêu biểu cho số phận,
con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên; là một trong những hình tượng thành
công xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, của văn học chống Mĩ cứu nước.

6. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.
- Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966).
- Sau được in trong Truyện và kí  NXB Văn học Giải phóng, 1978.
Hình tượng nhân vật Việt
1. Là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường.
2. Việt có cái nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc vô tư, tính tình còn rất trẻ con, rất ngây thơ, hiếu động.
- Hay tranh giành phần hơn với chị (Việt rất thích đi câu cḠbắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo cả cái ná thun ở trong túi).
- Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị (Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà, còn Việt thì vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết).
- Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con, “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lới tán tỉnh đùa tếu của anh em.
- Việt bị thương nằm lại ở chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng giống hệt như thằng Út em ở nhà “khóc đó rồi cười đó”,...
3. Việt đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường:                                   
- Còn bé mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình.
- Việt nằng nặc đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.
- Khi xông trận, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch.
- Khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
Hình tượng nhân vật Chiến
1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường.
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (bịt miệng cười khi chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương – đi đánh giặc còn mang gương trong túi....)
- Thương em, biết nhường nhịn em, biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiêng bàn thờ ba má gửi trước khi tòng quân....)
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
2. Vẻ đẹp phẩm chất người anh hùng.
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là một khúc sông sau – cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
7. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
- Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài.
 - Nhưng cũng chính vì ở ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự cô đơn của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời.
- Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ mà chiêm ngưỡng nó, Phùng thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc…và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái ăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra.
- Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu…đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Tình huống truyện
- Xây dựng tình huống nghịch lí làm nổi bật tình huống chung – tình huống nhận thức  mang ý nghĩa khám phá, phát hiện vế đời sống :
+ Phùng rung động, say mê trước vẻ đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai.
+ Phùng 2 lần chứng kiến lão đàn ông thuyền chài đánh vợ một cách dã man và vô lí.
+ Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện gây nhiều bất ngờ cho Phùng và Đẩu.
+ Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
- Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài
1. Tên gọi :“người đàn bà” một cách phiếm định -> vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác
2. Hoàn cảnh và lai lịch : nghèo, đông con, chồng vũ phu, cả gđ sống trên một chiếc thuyền -> Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, đầy bất trắc.
3. Ngoại hình: trạc ngoài 40, thô kệch, tấm áo bạc phếch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi -> người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.
4. Số phận và tính cách
- Cam chịu, nhẫn nhục : chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh, bÞ chng hµnh h “ ba ngµy mt trn nh, năm ngµy mt trn nặng”
- Thương con, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh : lu«n lu«n n¬m níp con c¸i bÞ tæn th­ư¬ng, kh«ng thÓ bá chång v× cÇn cã mét ng­êi ®µn «ng kháe m¹nh ®Ó cïng nu«i con
- Có một tâm hồn sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có cái nhìn toàn diện và bao dung : hiểu lòng tốt của Đẩu không sát với thực tế ; hiểu nỗi khổ của chồng, không đổ lỗi cho chồng mà nhận lỗi về mình…
- Giàu lòng tự trọng, sống âm thầm, kín đáo : Xấu hổ, nhục nhã khi người khác bắt gặp cảnh mình bị chồng đánh ; Không để lộ ra bên ngoài mọi suy nghĩ và tình cảm của mình.
5. Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, gợi nhiều suy nghĩ về nhận thức ; Cách thức trần thuật qua lời kể của nhân vật trong tác phẩn vì vậy cách cảm nhận nhân vật trỏ nên khách quan, chân thực, gần gũi và có sức thuyết phục hơn
  à Đánh giá chung :
- Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
- Đặt ra vấn đề cái nhìn về cuộc sống, con người.
8. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Vấn đề ôn tập
Nội dung  kiên thức cơ bản
Xuất xứ.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được viết từ năm 1981, nhưng đến 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng. Nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm với người xem, Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
Ý nghĩa nhan đề
- “Hồn Trương Ba”: ẩn dụ về linh hồn của con người, bản chất bên trong.
- “da hàng thịt”: ẩn dụ về thể xác của con người, hình thức bên ngoài.
-> Đó là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau, phải thống nhất với nhau.
-> Thể hiện tư tưởng chủ đề tp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên, với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người cần phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục tầm thường để hoàn thiện nhân cách.
Hình tượng nhân vật Trương Ba.
1. Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt: Do sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu trên thiên đình mà Trương Ba bỗng dưng bị chết bất ngờ. Vì thương quý Trương Ba, cũng là để sửa sai mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép làm cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Tưởng như thế là Trương Ba lại được trở về cuộc sống đời thường, thế nhưng những trớ trêu, bất hạnh cũng bắt đầu từ đây.
2. Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba lâm vào hoàn cảnh vô cùng trớ trêu:
+ Trương Ba vốn là con người có tâm hồn cao khiết, có học thức, giỏi cờ và thích chăm cây cối.
+ Trong khi đó thể xác anh hàng thịt thì cứ phì nộn ra, luôn luôn đòi hỏi những thỏa mãn, những ham muốn tầm thường, dung tục.
-> Vậy là nhiều khi dù không muốn Trương Ba vẫn phải làm những điều trái với lương tâm của mình để chiều theo những đòi hỏi của cái xác phàm tục ấy.
3. Những mâu thuẫn, nghịch lí trên dẫn đến một hệ lụy tất yếu:
- Mọi người xung quanh Trương Ba không thừa nhận ông.
- Người thân trong gia đình, từ đứa cháu nhỏ đến người vợ, đứa con dâu đều cảm thấy xa lạ với thể xác tầm thường và phàm tục của ông.
- Mọi người xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm ông.
-> Trương Ba rơi vào hụt hẫng, cô đơn.
- Trương Ba cũng không thể sống với vợ anh hàng thịt và gia đình anh ta, những con người hoàn toàn không thể thích nghi với những lời nói, việc làm, tư tưởng của một hồn Trương Ba xa lạ, dù thể xác tồn tại trước mặt là chồng, là cha họ.
- Nhân vật Trương Ba rơi vào nghịch cảnh trớ trêu. Bị mọi người xa lánh, sự tồn tại của ông, vì thế trở nên vô nghĩa, thậm chí gây nặng nề, bức bối.
- Trương Ba kiên quyết trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết. Hành động này thể hiện sự nhất quán trong quan niệm sống của Trương Ba, toát lên nhân cách cao thượng và bộc lộ chiều sâu tư tưởng tác phẩm.
4. Nghệ thuật: hành động nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách; độc thoại nội tâm; xây dựng những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí....

3 nhận xét:

  1. thay oi khong co van hoc nuoc ngoai ak thay

    Trả lờiXóa
  2. ak ma bao h khoi 12 nop de cuong van the ah

    Trả lờiXóa
  3. thầy ơi giúp e phân tích nhân vật Phùng

    Trả lờiXóa

Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.