DỊCH TRANG NÀY

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Người làm giáo dục thấy buồn về chuyện giáo dục nước nhà



       Cả guồng máy của Ngành Giáo dục Việt Nam đang chạy theo thành tích. Chống bệnh thành tích chỉ là "phong trào" để che đậy bệnh thành tích bên trong. Thực tế, chúng ta đong-đo-đếm lượng chứ chưa quan tâm đến chất của giáo dục!
   Ai đó nhìn vào việc học sinh chúng ta đạt giải  quốc tế nọ quốc tế kia để khẳng định nền giáo dục chúng ta tiến bộ là sai lầm. Học sinh đạt giải như thế được chăm sóc đặc biệt theo cách dạy và cách học, nội dung hoàn toàn khác so với nội dung đang được áp dụng đại trà. 
   Nói vậy bởi lẽ:
     1. Với việc giáo dục phổ thông, Bộ ép các Sở, Sở ép các trường, Hiệu trưởng ép giáo viên duy trì số lượng học sinh, vận động học sinh đến lớp; Cuối năm, ta chăm chú báo cáo bao nhiêu phần trăm em đang độ tuổi đã ra lớp - đến trường, phổ cập được bao nhiêu phần trăm…nhưng chúng ta không quan tâm (hoặc bỏ qua) việc nhiều em học sinh đến trường chỉ cho vui (khẩu hiệu của ngành: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mà cũng đến cho vui thật - phổ cập mà!), do bố mẹ bắt đi, hoặc chỉ cần học xong lớp 12 để có cái bằng Tốt nghiệp! Nhiều người thấy thất vọng, bởi lẽ phải chăng, chỉ cân theo cân nặng để quyết định việc lên lớp của học sinh!
     2. Các phương pháp giáo dục mới (khăn trải bàn, đắp bông tuyết, nghiên cứu ứng dụng...) nghe thật hợp lý song không phải ở đâu cũng áp dụng nổi. Học sinh tỉnh tôi có trường 98% các em dân tộc Mông, ngoài giờ lên lớp, các em còn giúp gia đình lên rừng kiếm sống...thời gian đâu để "nghiên cứu", thảo luận. Vận động các em đăng kí đủ hồ sơ vào lớp 10 THPT (thi tuyển sinh chỉ lấy lệ) đã tốt lắm rồi; khó hơn nữa là việc duy trì các em đến được lớp đều đặn đã tốt. Còn việc thầy dùng phương pháp cũ (vấn đáp học sinh) chỉ nhận được câu trả lời: tao không biết đâu à! là chuyện thường.
     3. Cuộc sống giáo viên đã quá khốn khó, giờ đẻ thêm hàng loạt các quy định mà các Sở, các trường tự đưa ra khiến người làm giáo viên càng khốn khổ hơn: Việc phải gọi điện thoại tới gia đình học sinh nếu học sinh nghỉ học, phải đi vận động học sinh ra lớp...(thầy cô nào bị giao cho lớp đại trà, lớp nhiều học sinh hư thì một tháng con mình bị mất vài hộp sữa vì việc mua xăng, mua quà bánh, nạp tiền điện thoại kia!). Đủ các loại giấy tờ, nội quy, quy tắc, báo cáo để hoạt động và để "báo cáo" khiến giáo viên không có đủ thời gian để chăm sóc gia đình với những công việc đời thường, lấy đâu thời gian bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm...
    Nhiều giáo viên sắp về hưu tâm sự với chúng tôi: Con ạ, ngành mình nó bạc lắm. Mình thương thôi chứ không yêu được đâu. Con nhìn bà đây này, tối bà ra ngồi bán nước còn cao bàng mấy lần lương. Lương là để bám lúc về hưu thôi!
       3. Ngoài ra,...
Hãy đọc một số bài tổng kết bên dưới để mở rộng cho nội dung sau phần "ngoài ra" mà chúng tôi không dám nói ra. Buồn ghê!
http://www.tinmoi.vn/9-chuyen-nho-va-nhung-buc-xuc-lon-cua-giao-duc-viet-nam-101001005.html
http://www.tinmoi.vn/lienquan/Bon-trong-benh-cua-nen-giao-duc-Viet-Nam-1084036.html
http://dantri.com.vn/c673/s673-654919/bat-benh-giao-duc-de-hieu-ro-nguon-con-tam-benh-cong-dong.htm
http://dantri.com.vn/c25/s25-650614/giao-duc-viet-nam-can-thay-moi-kien-truc.htm


2 nhận xét:

  1. Em cũng muốn nói nhưng chưa dám nói. Ngành mình thù dai lắm

    Trả lờiXóa
  2. Em kính chúc các thầy cô có một sức khỏe dồi dào và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống!

    Trả lờiXóa

Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến phản hồi. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bằng chế độ gõ Unicode.